Được biết, hiện tại đã bước sang ngày 17 nỗ lực cứu hộ cũng như tìm kiếm TT của bé Hạo Nam nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Theo báo Thanh Niên đưa tin, ngày 16/1 lực lượng cứu hộ đã rút được một đoạn cọc bê tông dài 12/35 m tại công trình cầu Rọc Sen.
Lực lượng cứu hộ dùng thiết bị đào đất bằng gàu ngoạm đêm 15.1. Ảnh Trần Ngọc
Trong đêm 15/1 và rạng sáng 16/1, lực lượng cứu hộ tiếp tục đào đất bằng gàu cạp. Trong quá trình đào có sử dụng dung dịch bentonite để giữ ổn định thành vách đến độ sâu âm 19 m so với đầu cọc bê tông mà bé Hạo Nam bị r..ơ..i xuống.
Một đoạn cọc bê tông thứ 1 dài 12 m đầu tiên đã được đưa lên mặt đất trong rạng sáng 16.1. Ảnh Trần Ngọc
Như vậy, chỉ cần đào âm sâu khoảng 5m là đến đầu đốt cọc số 3.
Hiện trường sau khi đưa được đoạn cọc 12 m lên mặt đất. Ảnh Trần Ngọc
Quá trình đào, lực lượng cứu hộ có sử dụng dung dịch bentonite để giữ ổn định cho thành vách, chống sạt lở.
Do chiều dài cọc bêtông lớn nên phải cắt mối nối 1, đưa đoạn bêtông thứ nhất lên khỏi hố móng và bịt kín đầu cọc đoạn 2 vào lúc 3 giờ 30 ngày 16/1 tránh cọc bị đổ nghiêng.
Hiện nay, công việc tiếp theo của lực lượng cứu hộ là tiếp tục đào đất trong lòng hố móng để đạt được độ sâu âm 23m tính từ đầu cọc bêtông (cách mối nối thứ hai hay đầu đoạn thứ ba khoảng 1m).
Sau đó, thực hiện đưa ống vách D2100 lên mặt đất và triển khai bước cứu hộ tiếp theo.
Theo lực lượng cứu hộ, công tác đào đất quanh vị trí cọc bêtông bé Hạo Nam bị tai nạn rất khó khăn vì địa chất đất sét dẻo và cứng, bám chặt thiết bị.
Dù rất nỗ lực nhưng việc triển khai phương án cứu nạn, cứu hộ mất rất nhiều thời gian và gặp không ít khó khăn…