Bí quyết luộc vịt thơm ngon, hết hôi – Cách 1
Nguyên liệu cho món vịt luộc
1 con vịt khoảng 2kg
2 củ gừng tươi
1 củ hành khô
Giấm gạo
Rượu trắng
Cách luộc vịt thơm ngon đậm vị
Bước 1: Sơ chế vịt
Khi mua vịt sống, bạn có thể yêu cầu người bán thực hiện quy trình sơ chế hoặc tự thực hiện tại nhà. Sau khi cắt tiết, vịt nên được nhúng vào nước sôi để loại bỏ lông. Kiểm tra các lỗ chân lông trên cơ thể vịt để phát hiện và loại bỏ chất lỏng màu đen, một tác nhân gây mùi hôi. Hãy nặn và rửa sạch để loại bỏ mùi khó chịu.
Phao câu thường gây ra mùi hôi tanh trong thịt vịt luộc, nên bạn nên loại bỏ nó hoàn toàn. Đặc biệt, hãy bóc lấy phần lưỡi bẩn từ mỏ vịt.
Sau khi làm sạch lông, mở bụng vịt để loại bỏ phần lòng. Bạn có thể sơ chế lòng để luộc cùng thịt vịt hoặc sử dụng cho các món như lòng vịt xào miến, xào đậu cô ve, xào hoa thiên lý…
Bước 2: Khử mùi hôi cho thịt vịt
Để giảm mùi đặc trưng của thịt vịt, sau khi đã làm sạch lông và loại bỏ phao câu, bạn có thể sử dụng muối hạt để chà xát cả bên trong và bên ngoài vịt, sau đó rửa sạch. Chà một số lát gừng lên thịt và rửa lại giúp thịt thêm thơm và khử mùi hôi.
Nếu bạn muốn tiếp tục quá trình này một cách cẩn thận hơn, có thể sử dụng rượu trắng hoặc rượu gừng, hoặc giấm gạo để rửa vịt và sau đó xả lại bằng nước. Điều này sẽ đảm bảo thịt vịt không còn mùi hôi và trở nên thơm ngon hơn khi luộc.
Bước 3: Luộc vịt
Để thịt vịt trở nên ngon miệng, cách luộc cũng đóng một vai trò quan trọng. Hãy đun sôi nước đủ để ngập hết con vịt. Cho vào nước một củ gừng đập dập, hoặc một củ hành khô nướng, hoặc một củ gừng nướng để thêm hương thơm vào món vịt luộc.
Khi nước đã sôi, hãy giảm lửa để nước vừa sôi và luộc trong khoảng 20 – 30 phút để thịt vịt chín đều. Để kiểm tra xem thịt đã chín hay chưa, bạn có thể sử dụng đũa xiên vào đùi vịt. Nếu nước chảy ra không có màu đỏ, thì thịt vịt đã chín. Sau khi luộc xong, vớt vịt ra và để nguội một chút, sau đó chặt nhỏ để thưởng thức ngay.
Bước 4: Chặt vịt và xếp vào đĩa
Với thịt vịt, nên chặt ngay khi nó còn nóng để giữ thịt mềm và thơm ngon hơn. Chặt vịt thành những miếng dài vừa ăn và xếp vào đĩa để thưởng thức.
Cách luộc vịt hết mùi hôi – Cách 2
Luộc vịt cứ thả thêm 1 thứ này “xóa sạch” mùi hôi, thịt thơm mềm hơn cả ngoài hàng
Chuẩn bị nguyên liệu luộc vịt
Gừng tươi: 1 củ
Hành khô: 1 – 2 củ
Sả: 1 – 2 nhánh
Nguyên liệu khác: hành tươi, mùi tàu, muối, tiêu, chanh, dấm…
Khử mùi hôi của vịt
Đặc trưng của thịt vịt thường có mùi hôi vì thế, trước khi luộc chị em cần làm thật sạch lông vịt. Chú ý lấy hết phần tuyến nhờn ở đuôi vịt. Chẳng may quên phần này, lúc luộc lên, một phần chất nhờn tiết ra sẽ rất hôi khiến món vịt trở nên khó ăn hơn.
Sau đó, bóp vịt với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc.
Chuẩn bị nước luộc vịt
Gừng tươi: nướng thơm vàng ½ củ gừng sau đó cạo sạch vỏ. ½ củ gừng còn lại, bạn cạo vỏ rửa sạch sau đó đem đập dập.
Hành khô: Hành khô bạn đem cắt chân rồi cũng nướng cho thơm vàng. Sau khi nướng xong, bóc vỏ lớp vỏ hành đã cháy.
Đun nước: Cho vào nồi nước luộc vịt phần gừng tươi đập dập + gừng nướng + hành khô nướng. Tiếp theo, bạn cũng đập dập 1 – 2 nhanh sả đã chuẩn bị rồi cho chung vào nồi nước luộc.
Cách luộc thịt vịt ngon
– Đun sôi nước rồi cho vịt vào luộc. Khi luộc vịt hãy thả vào 1 củ gừng đã được đập giập, hoặc 1 nhánh sả, hoặc là 1 củ hành khô nướng, 1 mẩu gừng nướng. Những nguyên liệu này sẽ làm cho món vịt luộc thơm lừng.
– Lưu ý, lửa không nên quá to, sau khi nước sôi trở lại thì vặn nhỏ lửa. Luộc khoảng 20-25 phút, lấy đũa xiên vào thân vịt, nếu thấy còn đỏ thì đun thêm ít phút cho vịt chín.
– Nếu chưa ăn ngay, có thể tắt bếp, để vịt om trong nồi, thịt vịt sẽ chín mềm và nóng. Còn nếu muốn ăn nguội, khi vịt chín, chị em chỉ cần vớt vịt ra cho vào một tô nước mát (hoặc nước đá), da vịt sẽ giòn, thịt săn chắc.
– Khi vịt nguội, chặt và xếp ra đĩa. Chần vài cọng hành rồi phủ lên trên ăn kèm rất ngon.
– Nước luộc vịt vừa thơm vưa ngọt bạn có thể dùng để nấu nước dùng ăn bún hoặc nấu canh măng tiết rất tuyệt. Thậm chí để nước luộc uống trực tiếp cũng rất hấp dẫn.
Luộc vịt đừng chỉ cho gừng và nước, thêm loại quả này thịt sẽ thơm mềm, không hôi – Cách 3
Nguyên liệu:
Thịt vịt ngon: Thịt vịt được nuôi bằng thóc, cám gạo, các loại đậu, thân chuối, bã bia… thường sẽ có thịt thơm ngon, ít hôi hơn so với thịt ăn cám công nghiệp, bột cá, bột xương…
– Mướp hương.
– Gừng tươi.
– Nước dừa.
Thịt vịt luộc kiểu này không hôi mà thơm ngon vô cùng.
Cách làm:
Vịt làm sạch sẽ chà sát chanh, muối, gừng hay giấm, rượu tuỳ ý để khử mùi hôi rửa sạch để ráo.
Đun nước 1 hay 2 quả dừa tươi non (không dùng dừa già), có thể chế thêm nước để đủ ngập vịt (không cho quá nhiều nước dừa). Nước sôi mới bỏ vịt vào (gà luộc bằng nước lạnh nhưng ngan vịt luộc bằng nước sôi mới ngon).
Hạ nhỏ lửa hớt hết bọt nếu có. Nướng củ gừng đập dập thả vào cùng chút gia vị (hoặc nhánh sả cũng được), lấy thìa nạo cả cùi dừa cho vào cùng vịt.
Đậy vung đun chừng 5-10 phút tuỳ vịt to nhỏ. Sau đó bổ đôi mướp hương thả vào (1 hay 2 quả tuỳ lượng vịt) đun thêm 5 phút nữa tắt bếp.
Ngâm vịt trong nồi chừng 15-20 phút mới vớt.
Nước luộc có thể hớt bớt váng mỡ (nếu ai không thích ăn nước béo) thả vài củ khoai sọ nấu mềm rồi vớt mướp bỏ đi, thả nắm rau muống và rau ngổ vào dùng nóng.
Thành phẩm, thịt vịt rất thơm, mềm và ngọt đậm, canh rau vị ngọt thanh và rất thơm.
Chúc các bạn thành công!!!