Cây lưỡi hổ thích nhất thứ nước này, hai tháng tưới 1 lần là hoa nở ầm ầm, gọi lộc vào nhà

Loại nước này cung cấp dinh dưỡng cho cây lưỡi hổ, giúp lá phát triển mạnh mẽ, sớm ra hoa.

Cây lưỡi hổ là loại cây quen thuộc đối với các gia đình. Cây này không chỉ có tác dụng tranh trí nhà cửa, thanh lọc không khí mà còn có ý nghĩa phong thủy tốt, giúp xua đuổi những điều không may mắn, gọi lộc về nhà.

 

Cây lưỡi hổ không cần sự chăm sóc cầu kỳ. Tuy nhiên, để cây này ra hoa, bạn cần chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Một trong những loại phân bón tốt cho cây, giá thành rẻ, dễ tìm chính là đậu nành.

Tưới cây lưỡi hổ bằng nước đậu nành lên men

Nước nấu từ hạt đậu nành cung cấp nhu cầu dinh dưỡng của cây, giúp cây sinh trưởng nhanh về mọi việc. Hạt đậu nành giàu nitơ. Trong khi đó, cây lưỡi hổ cần rất nhiều nitơ cho quá trình sinh trưởng. Bạn có thể tưới nước đậu nành lên men cho cây lưỡi hổ để thúc đẩy sự phát triển của cành lá, kích thích cây ra hoa.

Cách để làm nước đậu nành lên men rất dễ. Đầu tiên, bạn cần ngâm hạt đậu nành trong nước qua đêm cho hạt nở mềm. Sau đó, bỏ đậu nành vào nồi và nấu cho chín nhuyễn. Nghiền nát hạt đậu và để nguội.

Cho đậu nành và nước luộc vào thùng kín rồi thêm nước cho gần đầy thùng (nước và đậu chiếm khoảng 70-80% dung tích thùng là được). Khi lên men, hỗn hợp sẽ sinh ra khí, nếu đổ quá nhiều nước thì nước sẽ tràn ra bên ngoài.

Để thùng đậu nành ở nơi thoáng mát, cứ 3 ngày mở nắp để khí bay bớt ra ngoài. Sau khoảng 2 tháng, đậu nành lên men hoàn toàn là có thể sử dụng.

Lưu ý, không dùng nước đậu nành lên men tưới trực tiếp cho cây mà phải pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ 1:50 để không làm cháy rễ cây. Hai tháng tưới cho cây bằng hỗn hợp này một lần.

Bạn có thể dùng nước đậu nành lên men để tưới cho các loại cây trồng khác trong nhà. Cách làm cũng tương tự, trước khi tưới phải pha loãng với nước sạch để không làm cháy rễ cây.

Nước vo gạo

Nước vo gạo chính là thần dược đối với các loại cây trồng. Nó vừa cung cấp dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt, vừa giữ cho đất tơi xốp, không bị nén chặt. Cây lưỡi hổ cũng rất thích nước vo gạo. Bạn hãy giữ lại nước vo gạo sau mỗi lần nấu cơm. Cho nước này vào trong thùng/chai và đậy kín (chỉ đổ khoảng 80% thùng/chai, không đổ đầy để khi nước gạo lên men tạo ra khí không làm nổ thùng/chai). Để nước gạo ở nơi thoáng mát cho lên men trong vòng 20 ngày là có thể đem ra sử dụng.

Khoảng 10-15 ngày, đem nước gạo lên men pha loãng tưới cho cây một lần. Như vậy, chồi non và rễ cây sẽ phát triển mạnh mẽ, lá bóng mượt.

Bia

Ngoài nước đậu nành, nước vo gạo… bạn có thể sử dụng bia để tưới cây lưỡi hổ. Hãy tận dụng phần bia hết bạn, bia không uống hết để tưới cho cây.

Lưu ý, không đổ trực tiếp bia vào gốc cây vì có thể làm cháy rễ cây. Nên để bia ở ngoài không khí cho cồn bay hơi hết. Sau đó pha loãng bia với nước theo tỷ lệ 1:20.

Tưới nước bia cho cây và dùng nước này để lau lá cây. Dùng nước bia để lau lá cây sẽ giúp lá sáng bóng, tăng khả năng quang hợp.

Bón phân với liều lượng vừa phải

Nếu như đất mới vẫn còn tơi xốp, giàu dinh dưỡng thì bạn không cần bón quá nhiều phân cho cây. Bón phân không đúng cách hoặc quá nhiều phân bón có thể khiến cây bị nhiễm phèn. Dư chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và ra hoa của cây.

Một số lưu ý khác khi trồng cây lưỡi hổ

– Ánh sáng

Cây lưỡi hổ là loại cây ưa bóng râm. Nó sẽ phát triển tốt ở nơi có ánh sáng yếu. Bạn nên chọn đặt cây ở những khu vực ít nắng. Nếu đặt cây trong nhà, có thể đem cây ra ngoài phơi nắng sau 2-3 tháng, trong khoảng 7-9h sáng.

– Bón phân

Cây lưỡi hổ sẽ phát triển mạnh vào mùa xuân. Đây là thời điểm có thể bón phân hỗn hợp chứa đạm, lân, kali cho cây.

– Tưới nước

Cây lưỡi hổ là loại cây mọng nước, có khả năng tích trữ nước rất tốt. Cây không cần tưới nước thường xuyên. Quá nhiều nước sẽ làm cây bị thối rễ. Tốt nhất nên chờ cho đất trong chậu khô đi rồi mới tưới. Lưu ý, không tưới vào buổi trưa nắng nóng để tránh cây bị hỏng.

-Tạo không gian để cây phát triển

Cây lưỡi hổ cần có không gian để phát triển. Do đó, bạn không nên trồng quá nhiều cây trong cùng một chậu hoặc trồng các cây trong vườn quá sát nhau.

-Lau lá thường xuyên

Cây lưỡi hổ có phần phiến lá to, có tác dụng thanh lọc không khí, hút các chất có hại. Vì vậy, lá của cây lưỡi hổ khá dễ bám bẩn. Nếu không lau phần lá, cây sẽ kém đẹp cũng như dễ bị bệnh và suy yếu. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn nên dùng khăn để lau hết phần bụi bám trên lá. Làm như thế, lá cây lưỡi hổ lúc nào cũng xanh bóng.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/cay-luoi-ho-thich-nhat-thu-nuoc-nay-hai-thang-tuoi-1-lan-la-hoa-no-am-am-goi-loc-vao-nha-d94931.html