Mặc dù công việc rất quan trọng để duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, những việc này rất tổn hao sức khỏe, không phù hợp với người từ sau 40 tuổi.
Để tồn tại, mỗi người chúng ta cần có một công việc riêng. Người lựa chọn việc trí óc, người chọn lao động chân tay. Dù là nghề gì, chỉ cần lương thiện thì đều cao quý.
Lúc còn trẻ, chỉ cần là công việc hợp pháp thì làm cái gì cũng được, nhưng có một số công việc, càng lớn tuổi càng nên tránh xa hoặc nên tìm kiếm và chuyển sang loại hình khác. Nếu không tiền bây giờ bạn kiếm được sẽ trở thành “tiền mua thuốc” cho ngày sau.
Có 3 kiểu công việc từ sau tuổi 40 bạn tốt nhất không nên làm:
Công việc yêu cầu phải thức khuya
Trong xã hội hiện đại, khi một người vừa mới gia nhập nơi làm việc mới thì việc “thức khuya” một thời gian ngắn là điều không thể tránh khỏi, đó là hiện tượng bình thường. Bởi vì thức đêm tăng ca sẽ giúp họ nhanh chóng thích ứng được với công việc này.
Nhưng có một số công việc chủ yếu phải thức khuya trong thời gian dài, gặp phải công việc kiểu này, bạn cũng không thể trụ được lâu.
Từng có một người bạn trên mạng chia sẻ câu chuyện của chính họ, vì muốn kiếm thêm ít tiền tăng ca nên đã làm việc cả ngày lẫn đêm, thậm chí có lúc còn tăng ca đến hai ba giờ sáng. Những ngày như vậy kéo dài trong vài năm. Tuy nhiên, người này cũng đã đến tuổi 40, có một lần anh ấy bị ngất khi thức khuya làm thêm giờ.
May mắn chính là, ngày hôm đó bên cạnh anh ta còn có một đồng nghiệp cùng ở lại để làm kịp tiến độ công việc, vì vậy sau khi anh ấy bị ngất, đồng nghiệp đã kịp thời đưa anh ta đến bệnh viện, nhờ đó mới không nguy hiểm đến tính mạng.
Trải qua chuyện lần này, anh ta đã phải thừa nhận: “Trước đây tôi cứ cho rằng tăng ca kiếm thêm tiền là việc tốt, nhưng trải qua chuyện lần này tôi mới hiểu rằng, nếu không phải gặp được may mắn thì tôi đã không còn ngồi ở đây nữa.”
Có nhiều lúc, thức khuya chính là đang “vắt kiệt” sức lực, phá hỏng quy luật làm việc và nghỉ ngơi lúc đầu của cơ thể. Hậu quả của tất cả những điều này, dù có tiền cũng không thể đổi lại được, vì chung quy tiền không thể mua lại được sức khỏe ban đầu.
Làm việc trong môi trường ô nhiễm
Trong cuộc sống có rất nhiều công việc chịu ô nhiễm, giống như quét sơn, hàn điện, các chất ô nhiễm mà chúng sản sinh ra không những có hại cho sức khỏe mà nó còn bào mòn sức khỏe của chúng ta theo năm tháng.
Tuy nhiên, đối với những người không có việc làm thì chỉ còn cách cố gắng mà làm. Và trong hoàn cảnh như vậy, người ta dễ bị “mờ mắt” (chỉ thấy lợi ích trước mắt, không thấy mặt hại ở phía sau) trước thực tế và lợi ích ngắn hạn của cuộc sống.
Các kiểu công việc gây ô nhiễm nặng nề sẽ khiến sức khỏe của một người gặp nhiều nguy cơ bệnh tật, các vấn đề này sẽ dần dần xuất hiện khi họ già đi. Đến lúc đó, họ mới nhận ra rằng công việc này không chỉ liên lụy bản thân mà nó còn liên lụy đến cả gia đình của họ.
Có nhiều lúc, chúng ta nên làm những việc vất vả một chút cũng được nhưng mức độ ô nhiễm thấp một chút, đừng làm những công việc có hại đến sức khỏe. Sức lực của một người có thể hồi phục, nhưng những “chất ô nhiễm” mà họ đã hít vào sẽ tạo ra tổn thương mãi mãi không thể phục hồi, cả đời cũng khó hồi phục như lúc ban đầu.
Công việc bỏ ra nhiều hơn thu được
Cần phải biết rằng, chúng ta có thể sử dụng thẻ tín dụng để thấu chi số tiền trong tương lai (vì số tiền đó có thể được kiếm lại trong tương lai). Nhưng nếu đầu tư sức khỏe của bản thân mình một cách mù quáng vào công việc, thì dùng cả đời này cũng khó bù đắp lại được sức khỏe mà bạn đã bỏ ra.
Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta phải phấn đấu, phải làm việc chăm chỉ, đầu tư sức khỏe là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu một người đã bước vào giai đoạn trung niên, hoặc đã đến tuổi già thì không nên tùy tiện đầu tư sức khỏe của bản thân mình.
Có một số người, vì đột phá trong công việc mà không ngừng tham gia các bữa ăn và tiệc rượu, họ không hề quan tâm đến những dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể mình. Điều này cũng đã dẫn đến hiện tượng thế hệ trẻ mắc chứng tam cao (huyết áp cao, đường huyết cao, mỡ trong máu cao) và đột quỵ ngày càng nhiều. Đối mặt với tình huống như vậy, mọi người phải đề cao cảnh giác.
Cần phải biết rằng, thành tích có thể thực hiện từ từ, nhưng sức khỏe thì phải bảo vệ mọi lúc mọi nơi, bởi vì muốn có cuộc sống lâu dài thì bạn phải có “sức khỏe” làm nền tảng.
Trong những ngày tháng sau này, hãy nên cố gắng không duy trì quá lâu những công việc có hại cho sức khỏe, nếu không số tiền bạn kiếm được có thể không đủ để chi trả cho các chi phí chữa bệnh.