Vùi tỏi vào thùng gạo nhận ngay lợi ích tuyệt vời, ai không biết thật phí

Vùi tỏi vào thùng gạo là một mẹo vặt cực hay mà ai cũng nên biết. Hãy tìm hiểu công dụng của nó nhé.

Gạo là thực phẩm mà nhà nào cũng có. Chúng ta thường tích trữ gạo trong nhà để tiện sử dụng. Tuy nhiên, việc để gạo lâu sẽ khiến mối mọt dễ xâm nhập vào gạo. Thực tế, bạn vẫn có thể sử dụng được gạo bị mọt nhưng chất lượng, hương vị của nó sẽ giảm đi rất nhiều.

Để ngăn chặn mọt xuất hiện trong thùng gạo, bạn có thể thử các cách dưới đây.

Vùi tỏi vào thùng gạo

Mọt là loại rất nhạy cảm với mùi. Chúng không thích mùi hăng nồng của tỏi. Bạn chỉ cần vùi một vài củ tỏi vào trong thùng gạo là có thể xua đuổi được mọt. Tỏi còn chứa các chất kháng khuẩn, chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào tỏi. Thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra xem tỏi trong thùng gạo còn tỏa ra mùi thơm không. Nếu không, bạn có thể cần phải thay củ tỏi mới để duy trì hiệu quả. Việc bỏ tỏi vào trong thùng gạo hầu như không làm ảnh hưởng gì đến hương vị của cơm.

Tỏi không chỉ là loại gia vị được mọi người sử dụng nhiều trong các món ăn mà còn có công dụng đuổi côn trùng rất tốt. Tỏi có mùi hăng tự nhiên khiến chúng cảm thấy khó chịu và bỏ chạy.


Bạn chỉ cần đặt vài tép tỏi khô vào trong thùng gạo, mọt sẽ không bao giờ dám tìm đến để phá hoại. Mùi hăng của tỏi có tác dụng ngăn chặn mối mọt tấn công gạo, giúp bạn trữ gạo được lâu hơn. Tùy vào lượng gạo mà bạn có thể điều chỉnh tăng giảm số lượng tỏi.

Ngoài tỏi, bạn có thể sử dụng các loại gia vị khác như hạt tiêu, hoa hồi để đuổi mọt trong gạo. Chỉ cần bỏ những loại gia vị này vào trong một miếng vải mỏng, buộc lại và bỏ vào thùng gạo. Mùi thơm của chúng tỏa ra cũng sẽ giúp đuổi mọt rất tốt. Sau một thời gian, mùi của tiêu, hoa hồi sẽ giảm đi. Lúc này, bạn cần chú ý thay mới gia vị để duy trì hiệu quả.

Để bảo quản gạo được tốt nhất, hãy vệ sinh sạch và phơi khô dụng cụ đựng gạo trước khi thêm gạo mới. Hãy đảm bảo thùng gạo được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Để gạo ở nơi ẩm thẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm mốc phát sinh.

Sau khi lấy gạo, hãy đảm bảo đậy kín nắp thùng gạo.

Ngoài ra có thể bảo quản gạo bằng cách cho hạt tiêu vào gạo

Bạn cũng có thể dùng hạt tiêu để đuổi mọt. Hãy cho hạt tiêu vào túi vải mỏng rồi bỏ vào trong thùng gạo.

Hạt tiêu sẽ ngăn chặn mối mọt tìm đến gạo. Mùi hăng và cay nồng của hạt tiêu sẽ khiến mọt khó chịu và bỏ chạy.

Mùi thơm của hạt tiêu cũng có thể giúp gạo có hương vị đặc biệt hơn.

Sử dụng ớt

Ngoài các loại gia vị như tỏi và hạt tiêu, bạn có thể dùng ớt để đuổi mọt gạo. Tương tự như hai cách trên, bạn sẽ cần chuẩn bị vài quả ớt khô, có thể tách bỏ hạt rồi bỏ trực tiếp vào thùng gạo. Mùi ớt cay nồng sẽ khiến mọt khó chịu và bỏ chạy.

Bảo quản gạo trong hộp/túi kín

Khi mới mua gạo về, bạn nên kiểm tra kỹ xem gạo có mọt hay không. Nếu không có mọt, bạn hãy chia nhỏ số gạo đang có vào các hộp hoặc túi nhỏ rồi đậy nắp kín/buộc chặt miệng túi rổi để vào tủ lạnh 4-5 ngày. Cách này sẽ ngăn chặn các ấu trùng mọt (nếu có) nở thành con.

Nếu gạo đã bị mọt tấn công, bạn đừng vội vứt đi. Hãy cho gạo vào hộp rồi để vào ngăn đá tủ lạnh cho mọt đông cứng lại. Sau đó, có thể đem gạo này đi nấu cơm. Khi vo gạo, bạn sẽ thấy các con mọt nổi lên mặt nước. Chỉ cần nhặt sạch chúng là nấu được như bình thường.

Vỏ cam, quýt

Vỏ cam, quýt sau khi ăn xong đừng vội vứt đi. Bạn hãy đem phần vỏ này đi phơi hoặc sấy khô rồi thả vào thùng gạo. Vỏ cam, quýt có chứa nhiều tinh dầu và có mùi thơm đặc trưng. Những thứ này sẽ khiến mọt gạo chạy xa, không dám vào thùng gạo nữa.

Muối trắng

Bạn có thể rắc một chút muối trắng vào trong thùng gạo. Mọt ăn phải muối sẽ sợ và tìm cách bỏ chạy. Lưu ý, không nên bỏ quá nhiều muối vì nó sẽ khiến gạo bị mặn và dễ bị ẩm.

Rượu trắng

Nếu trong nhà có rượu trắng, bạn có thể tận dụng loại đồ uống này để đuổi gạo. Hãy rót khoảng 50 gram rượu vào một chiếc cốc và đặt vào thùng gạo. Miệng cốc phải cao hơn mặt gạo.

Rượu có tác dụng diệt khuẩn lại dễ bay hơi, giúp xua đuổi một gạo rất tốt mà không làm ảnh hưởng đến hương vị tự nhiên của gạo.

Ngoài các cách trên, bạn cần phải chú ý bảo quản gạo ở nơi khô thoáng và đậy kín nắp thùng gạo sau mỗi lần sử dụng.

Nếu không tích trữ quá nhiều gạo trong nhà, bạn có thể chia gạo vào các hộp hoặc túi zip rồi để vào tủ lạnh để dùng dần. Ở nhiệt độ thấp, mọt gạo cũng không thể sinh sôi.

Bên cạnh đó, bạn có thể bào quản gạo bằng những cách khác như:

Bảo quản gạo trong tủ lạnh

Bạn có thể để gạo trong tủ lạnh khoảng 4-5 ngày trước khi cho vào thùng đựng gạo. Qúa trình này sẽ tiêu diệt và ngăn chặn trứng mối mọt sinh sôi phát triển.

Tuyệt đối không để gạo ở những nơi có độ ẩm cao hoặc có ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào. Nắng và độ ẩm có thể làm cho gạo bị giảm sút chất lượng, hoặc mất đi hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo.

Bảo quản gạo trong túi kín

Khi đi mua gạo, bạn nên mang theo những vật dụng để đựng gạo có kích thước vừa với số lượng gạo dự định mua. Nếu bạn có số lượng gạo lớn, hãy bảo quản gạo trong túi ni lông kín, khô vì độ ẩm có thể tạo điều kiện cho mối mọt sinh sôi, phát triển.

Bảo quản gạo bằng chai nhựa

Đối với những bạn không thích mùi tỏi thì có thể dùng chai nhựa sạch rồi cho gạo vào. Tuy nhiên, bạn nên nhớ chai nhựa phải khô hoàn toàn. Nếu có nước đọng bên trong thì gạo sẽ bị ẩm mốc càng gây hại hơn nhé. Sau khi đổ gạo đầy chai thì bạn vặn nắp chai thật chặt và mang chai đặt nơi khô ráo là được.

Dùng chai nhựa kiểu này thì mối mọt, bụi bẩn lẫn các loại côn trùng đều không thể tấn công gạo của bạn nên gạo vừa vệ sinh vừa an toàn cho cho sức khỏe bạn nhé.

Vệ sinh vật dụng đựng gạo

Thùng đựng gạo là nơi trú ẩn lý tưởng nhất của mối mọt gạo, dù cho bạn đã bỏ hết phần gạo nhiễm khuẩn trước đó thì trứng của chúng vẫn ẩn lấp dưới đáy thùng. Do vậy, cần thường xuyên rửa sạch sẽ thùng đựng gạo, phơi khô trước khi cho gạo vào.

Các loại vi khuẩn, nấm mốc và trứng mối mọt luôn tiền ẩn trong môi trường tự nhiên và có quá nhiều cách để chúng thâm nhập vào xung quanh thùng gạo.

Khi phát hiện gạo bị mối mọt

Khi phát hiện gạo có mọt, bạn hãy đổ gạo ra một tấm nylon rồi tãi mỏng gạo. Mọt gạo sẽ bò ra khỏi gạo, lúc đó, bạn có thể giết chúng.

Đối với phần gạo không bị mối mọt, bạn có thể bảo quản trong túi ni lông kín. Riêng phần gạo bạn không chắc chắn có bị nhiễm khuẩn hay không, hãy đặt chúng vào tủ lạnh khoảng 4 – 5 ngày để tiêu diệt côn trùng.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/vui-toi-vao-thung-gao-nhan-ngay-loi-ich-tuyet-voi-ai-khong-biet-that-phi-d195504.html