Từ xa xưa, cha ông ta thường rất coi trọng việc nề nếp và kỷ cương trong gia đình. Điều này cũng rất đỗi bình thường, bởi việc giáo dục con cái sống có phép tắc sẽ biến chúng trở thành những đứa con ngoan ngoãn và có đạo đức.
Nhưng ngày này, với sự phát triển của xã hội, sự tiếp xúc với nhiều văn hóa khác nhau, cuộc sống vì thế cũng hiện đại hơn, nhiều gia đình không còn quan trọng đến việc giáo dục con cái sống có phép tác như ngày xưa nữa. Để mặc con cái cư xử theo những gì mà chúng muốn.
Có một điều mà trong thực tế chúng ta đều nhìn thấy rất rõ đó là: một gia đình không có quy tắc, không có nề nếp chắc chắn những đứa trẻ trong gia đình đó sẽ không được giáo dục tốt. Từ đó hãy nhìn xem, tính tình của chúng thật chẳng ngoan ngoãn chút nào. Một khi không được giáo dục tốt chúng sẽ chịu rất nhiều thiệt thòi khi ra xã hội.
Những phép tắc trong gia đình không có giúp nuôi dưỡng những đứa trẻ có phẩm hạnh, có đạo đức tốt. Mà điều này còn giúp cho chúng được mọi người xung quanh yêu quý.
Vậy hãy xem gia đình tốt sẽ giáo dục những đứa con của mình theo những quy tắc nào sau đây:
Quy tắc trong ăn uống:
1.Trong một mâm cơm, vị trí ngồi ăn cũng cần có quy tắc. Nếu trong nhà có người lớn tuổi như ông bà thì ông bà sẽ ngồi ở vị trí trung tâm, tiếp đến là những người có vai vế cao hơn như các bác, bố mẹ, cuối cùng rồi mới tới các con. Ở một số trường hợp, nếu có trẻ nhỏ đang tập ăn có thể sẽ được ưu tiên ngồi cạnh người lớn.
2. Khi người lớn trong nhà chưa ăn thì tuyệt đối con cái cũng chưa được ăn.
3. Khi ăn cơm, hạn chế việc ăn phát ra âm thanh. Việc này có thể ảnh hưởng đến người xung quanh.
4. Tuyệt đối không được dùng đũa gõ vào bát, vào nồi.
5. Ngồi ăn cơm cần phải dùng cả hai tay đặt lên bàn ăn, một tay nâng bát cơm, một tay gắp đồ ăn. Không được dùng một tay khi ăn cơm.
6. Trong quá trình ăn cơm không được gặm đũa, muốt đũa.
7. Không nên gắp thức ăn quá đầy bát, phải chia sẻ với mọi người xung quanh.
8. Khi ăn cơm ở một nhà khác, nếu chủ nhà chưa ăn thì cũng chưa được ăn.
9. Ngoài việc ăn, khi rót nước uống cho người khác cũng không thể rót đầy ly.
Những quy tắc sống với nhau trong cuộc sống gia đình:
1. Riêng với người lớn tuổi không được nói chuyện, xưng hô ngang hàng nhau. Con cái cần phải nói chuyện kính trọng người lớn hơn.
2. Không được rung đùi khi ngồi nói chuyện với người lớn tuổi.
3. Khi ngồi cùng người lớn trong nhà không được kéo ống quần và vén áo lên.
4. Không được mắng chửi nhau trước mặt nhiều người.
5. Không đứng khoanh tay dựa vào cửa, cũng không nên nói lớn tiếng.
6. Trường hợp khách đến chơi, nhà bẩn đến mấy cũng không được quét khi khách chưa về.
7. Dù thế nào cũng không được chỉ tay, nhìn đăm đăm vào người khác khi nói chuyện.
8. Một điều tinh tế mà không phải ai cũng có thể dạy những đứa con của mình đó chính là khi cần đưa vật nhọn cho người khác. Cần phải đổi đầu ngược lại, không được hướng đầu nhọn về đối phương.
Quy tắc khi đi ra ngoài
1. Khi có việc cần đi ra ngoài, phải xin phép người lớn trong nhà như ông bà, bố mẹ. Lúc về thì gặp người lớn phải chào hỏi.
2. Quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự khi ra ngoài.
3. Bất kỳ nhìn thấy người lớn ở đâu phải lễ phép chào hỏi.
4. Không nên đứng tám chuyện trên đường quá lâu.
5. Khi đi, bước chân phải nhẹ nhàng, không gây tiếng động quá lớn. Người phải thẳng và nhìn về phía trước.
6. Nếu có người hỏi đường nên hướng dẫn cho họ. Còn khi hỏi đường xong phải biết cảm ơn người đối diện.
7. Ngồi xe bus, đi đâu gặp người già, người trẻ, phụ nữ có thai cần phải chủ động nhường ghế, nhường đường.
Quy tắc khi đến nhà người khác
1. Điều đầu tiên khi đến nhà người khác, cần phải gõ cửa để báo với chủ nhà. Giọng nói cần nhẹ nhàng. Không nên gõ và gọi dồn dập.
2. Nếu thấy trong nhà có người lớn, hoặc người khác cần phải cúi đầu chào hỏi. Lúc về cũng vậy.ư
3. Nếu có chuyện cần nói mà người trong nhà đang nói chuyện với một người khác. Một là chờ họ nói chuyện xong rồi nói, hai là đến nơi khác để nói chuyện.
4. Không được quá tùy tiện đụng vào bất cứ vật dụng nào trong nhà khi chưa có sự cho phép.
5. Tuyệt đối không được ngồi lên giường chủ nhà.
6. Không được tự ý vào bất cứ căn phòng nào khi chưa hỏi ý kiến.
7. Khi nói chuyện cần phải tập trung lắng nghe để tôn trọng người đối diện.
8. Không nên ngồi quá lâu, nếu thấy họ ngáp hoặc xem đồng hồ, bạn phải biết đứng lên xin về.
9. Đến chơi nhà khác tránh vào giờ ăn và giờ ngủ.
Quy tắc trong đối nhân xử thế
1. Không nên quá tập trung vào khuyết điểm của người khác. Và không nên nói quá lố về ưu điểm của bản thân.
2. Nếu trong nhà có chuyện xích mích, mâu thuẫn nên đóng cửa giải quyết. Không được công khai nói với những người khác.
3. Không được dùng những lời lẽ có ý xúc phạm, chế giễu người khác.
4. Đặc biệt không được coi thường, cười những người tàn tật. Cần phải yêu thương và tôn trọng họ.
5. Trên đường gặp những bà cụ, những người lớn tuổi gánh hàng rong đi bán, không nên hạ giá quá thấp.
6. Không nên đòi hỏi việc người khác phải báo đáp ơn của bạn. Nhưng ngược lại khi được giúp đỡ, bạn cần phải tìm cách đền ơn.
7. Trong cuộc sống, khi gặp khó khăn phải bình tĩnh, mạnh mẽ đối mặt. Những việc mình không làm được cũng đừng ba hoa, nói phét.
8. Không áp đặt những suy nghĩ tiêu cực lên người khác.
Đôi khi chúng ta không quan tâm đến những quy tắc này. Vì nghĩ chẳng có ai có thể nhớ hết và làm hết được. Nhưng nếu bạn dạy con từ nhỏ, chắc chắn nó sẽ thấm dần dần vào mỗi đứa con.
Điều này sẽ hình thành nên một tính cách, làm nên một con người xuất sắc trong tương lai.
Một gia đình tốt chắc chắn sẽ giáo dục nên những đứa con tốt, có đạo đức. Tương lai sau này chúng sẽ không chịu nhiều thiệt thòi và chịu những đối xử không tốt.
Còn một gia đình không chú trọng vào việc giáo dục con cái có phép tắc, không kính trọng người già, yêu thương trẻ, tôn trọng người lớn tuổi, thì quả thực rất nguy.
Bạn có đồng tình với việc cần phải giáo dục con cái có phép tắc hay không?