Thời điểm thích hợp để uống sữa
Thực tế, không nên uống sữa khi bụng đói vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Cơ thể ở trạng thái đói thì khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong sữa, đặc biệt là với người có tuổi. Thậm chí, nhiều người bị đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ bình thường.
Vậy uống sữa vào thời điểm nào là tốt cho cơ thể?
2 tiếng sau khi ăn sáng
Lúc này trong đường tiêu hóa có một số loại thực phẩm, uống sữa sẽ không gây khó tiêu và các vấn đề khác, cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
2 tiếng trước khi đi ngủ
Khi uống sữa trước khi đi ngủ 2 tiếng, thành phần tryptophan trong sữa sẽ dần bắt đầu phát huy tác dụng khiến tế bào thần kinh não tiết ra serotonin và ức chế hoạt động tư duy của não. Khi đến giờ đi ngủ, cơ thể sẽ cảm thấy buồn ngủ rõ rệt và bạn sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
10 giờ sáng hoặc 3 giờ chiều
Hai thời điểm này trong ngày cũng tương ứng với mốc thời gian 2 tiếng sau bữa ăn sáng và ăn trưa. Uống sữa vào thời điểm này có thể giúp bổ sung năng lượng. Những người có bệnh lý cũng có thể tắm nắng sau khi uống sữa, điều này sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D và thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi.
Tất nhiên, thời điểm uống sữa chủ yếu phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt cá nhân của bạn. Nếu bạn không cảm thấy khó chịu rõ rệt sau khi uống sữa vào những thời điểm bụng đói, trước khi đi ngủ… thì bạn không cần thay đổi thói quen của mình.
Đối tượng nên hạn chế uống sữa
Sữa có nhiều chất dinh dưỡng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể vì vậy sữa là một trong những thức uống quen thuộc luôn có trong nhà chúng ta. Tuy nhiên những đối tượng sau đây không nên uống hoặc hạn chế uống sữa.
Người bị chứng không dung nạp lactose hoặc dị ứng sữa: Khi ăn hay uống các sản phẩm từ sữa, những người này sẽ không thể tiêu hóa hoàn toàn đường lactose có trong sữa làm họ bị tiêu chảy và đầy hơi.
Người mắc bệnh tiểu đường hoặc kiểm soát lượng đường trong máu kém: Đường lactose có trong sữa không phù hợp với đối tượng này sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
Hiện nay, có nhiều loại sữa phù hợp với nhu cầu với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng như sữa tươi, sữa hạnh nhân, đậu nành, hạt điều,… Bạn có thể sử dụng các loại sữa trên để thay thế sữa thông thường. Người bị tiểu đường nên uống các loại sữa chuyên biệt hoặc sữa tươi không đường, ít chất phụ gia.