Lúc đầu tôi đã quen với sự cô đơn, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng hạnh phúc nhất chính là sau khi tan làm trở về nhà, có người luôn chờ đợi. Khi mệt mỏi, có người cùng ngồi tâm sự và uống một ly rượu, khi bạn thấy buồn sẽ có người ôm vào lòng và an ủi.
Nhưng khi bạn gặp chuyện, khi mà bản thân cô đơn nhất, bất lực nhất, và dễ bị tổn thương nhất lại không ai quan tâm đến cả. Tôi nhận ra khi đó không ai đồng hành cùng mình chứ đừng nói đến việc trao cho một cái ôm ấm áp. Khi đó mỗi người sẽ cảm nhận được rằng tình yêu của mình dành cho gia đình và những người thân yêu đều là vô nghĩa.
Nhất là với người phụ nữ, là người vợ, người mẹ, người con gái trong gia đình, khi chúng ta vất vả vun vén cho gia đình, chăm sóc chồng con, nhưng liệu chúng ta có được trân trọng và đền ơn xứng đáng hay không?
Đôi khi, nếu bạn hy sinh quá nhiều họ lại coi đó là điều hiển nhiên. Phụ nữ vốn sống rất tình cảm, chúng ta thường coi trọng tình cảm và sẵn sàng cho đi, nhưng ai cũng vậy, cũng cần được nhận lại những gì xứng đáng mà mình đã hy sinh.
Chính vì tình yêu mà chúng ta sẵn sàng cho đi, và cũng vì tình yêu mà chúng ra coi trọng việc người thân có cho mình hơi ấm hay không, dù đó chỉ là một lời chào ân cần, hay một cái nhìn đầy dịu dàng. Nhưng vì sao vẫn có một số người keo kiệt, chỉ muốn nhận lấy tình yêu mà không muốn đáp lại dù chỉ một chút?
Sau chuyện đó tôi đã tự nhủ “Hãy sống một mình đến hết đời, và yêu bản thân nhiều hơn trong tương lai”. Đó mới là điều đúng đắn.
Tôi năm nay đã 50 tuổi, nhập viện do mỏi mệt nhiều năm, bác sĩ bảo tôi bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Cách đây một thời gian, tôi đau đến mức không thể duỗi thẳng lưng nên phải đến bệnh viện. Bác sĩ đã sắp xếp một ca phẫu thuật cho tôi vào ngày hôm sau.
Tuy nhiên, cho đến khi ca phẫu thuật đã xong, vẫn không thấy chồng và con trai xuất hiện.
Tôi và chồng lấy nhau đã được hơn 20 năm, có một đứa con trai duy nhất, chồng tôi là người gia trưởng, anh ấy không bao giờ giúp vợ việc gì, con trai cũng chịu ảnh hưởng của chồng tôi. Ở nhà chỉ biết chơi game và điện thoại, hai bố con đã quen với việc ngồi ăn sẵn, quen với việc tôi phục vụ.
Tôi cũng không để ý lắm, khi đó tôi nghĩ dù sao việc nhà cũng không nhiều, một mình tôi cũng có thể làm được, cho nên tôi âm thầm chấp nhận sống. Thỉnh thoảng bận việc bên ngoài, không kịp nấu cơm tối, tôi phải gọi đồ ăn ngon gửi về. Nhưng chỉ là thỉnh thoảng thôi, vì nếu thường xuyên như vậy chồng tôi sẽ bảo tôi bỏ bê gia đình, và nói rằng đồ ăn tôi mua chỉ là ăn vặt không tốt cho sức khỏe.
Tôi cứ nghĩ rằng tôi tận tâm chăm sóc chồng và con, cho dù hai người lười biếng không làm việc nhà, thì sau này tôi ốm đau chắc chắn cũng sẽ chăm sóc tôi, phải không?
Nhưng tôi đã nhầm, sau khi nhập viện, lưng tôi đau không thể rời khỏi giường, chồng tôi nói hôm đó anh ấy bận, hôm sau nếu rảnh sẽ đến. Còn con trai tôi thậm chí nó không gọi cho tôi lấy một cuộc điện thoại.
May mắn rằng, trong bệnh viện cũng có hộ lý, tôi mất 200k/ngày để thuê. Khi chồng tôi nghe nói tôi thuê hộ lý, anh ấy gọi điện và nói:
“Thuê hộ lý cũng tốt, chồng không thể ở đấy để chăm sóc. Hơn nữa, bệnh viện cũng phức tạp, nhiều bệnh truyền nhiễm, vì vậy vợ cứ yên tâm ở đó sau khi khỏe hẳn hãy về nhà”.
Về phần con trai tôi, trước khi phẫu thuật nó mới gọi điện thoại, nói rằng nó đang chuẩn bị cho kỳ thi đại học, mấy ngày này rất quan trọng, không có thời gian gặp tôi.
Sau khi cúp máy, tôi tuôn rơi nước mắt, đứa con tôi đã vất vả sinh ra và nuôi nấng nó, đến khi tôi nằm trên giường bệnh sắp phẫu thuật, nó lại không thèm nhìn tôi chỉ một chút. Nhà tôi cũng gần bệnh viện, chỉ mất có một tiếng để đi, chẳng nhẽ nó lại không bỏ được chút ít thời gian đó sao?
Nhìn thấy tôi khóc, cô hộ lý tôi thuê đứng bên cạnh an ủi:
“Từ giờ trở đi, cô nên chú ý đến thân thể của mình hơn, cô vẫn phải yêu bản thân mình, còn người khác thì không đáng tin”.
Sau khi nghe điều này, tôi đã không kìm được mà bật khóc:
“Hãy nói cho tôi biết, tôi đã làm gì mà để bản thân phải chịu như vậy. Nếu chồng và con có bệnh, tôi luôn là người chăm sóc, nấu ăn đem đến tại giường, tại sao khi đến lượt tôi, không một ai ngó tới. Không ai quan tâm tới”.
Đang nức nở khóc, bác sĩ đi bên ngoài nghe thấy vậy vội đi vào an ủi tôi:
“Chị, ca mổ của chị không có vấn đề gì đâu, chỉ cần chị nghỉ ngơi nhiều, đừng để bản thân suy nghĩ hay mệt mỏi quá. Hãy giữ gìn sức khỏe và tinh thần thật tốt nhé”.
Nghe bác sĩ nói tôi vừa gật đầu vừa lau nước mắt. Tôi nghĩ thôi thì sống một mình đến hết đời vậy. Lòng người rồi cũng nguội lạnh, lá cây rồi cũng úa vàng, chuyện tốt đẹp nào cũng sẽ đến hồi kết.
Đừng phớt lờ những người thân yêu đã dành tình cảm cho chúng ta, khi trái tim đối phương hoàn toàn tan nát, đó cũng là lúc họ tuyệt vọng về bạn. Bây giờ tôi thực sự chỉ yêu chính mình mà thôi.