Trứng được mệnh danh là siêu thực phẩm vì hàm lượng dinh dưỡng cao. Trứng chứa nhiều protein, vitamin khoáng chất, choline, biotin. Trứng có nhiều loại trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút… Hai loại trứng được dùng phổ biến nhất là trứng gà và trứng vịt trong đó trứng gà được nhiều người yêu thích hơn. Trong 100g trứng gà có: Năng lượng: 166 kcalProtein: 14,8 gamChất béo: 11,6 gamGlucid: 0,5 gamChất xơ: 0 gamVitamin: folate (47 mcg), vitamin B12 (1,29 mcg), vitamin A (700 mcg), vitamin D (0,88 mcg), vitamin K (0,3 mcg)…Chất khoáng: Canxi (55 mg), sắt (2,7 mg), kali (176 mg), Kẽm (0,9 mg), magie (11 mg). Trứng vịt thường to hơn trứng gà khoảng 20-30% nhưng giàu calo hơn gấp đôi trứng gà, các thành phần dinh dưỡng khác tương tự nhau nhưng trứng vịt cao cholestrerol và chất béo hơn trứng gà.
Trứng chim cút kích thước nhỏ hơn, thành phần dinh dưỡng tương tự tuy nhiên ít chất béo hơn trứng gà và trứng vịt. Thành phần dinh dưỡng trong trứng nói chung là tương đối đa dạng và cân bằng so với các thực phẩm khác.
Chính vì thế mà trứng được xem là siêu thực phẩm và được sử dụng thường xuyên.
Bao nhiêu trứng là đủ?
Mỗi nhóm tuổi, một đối tượng có thể trạng khác nhau nên câu trả lời sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng, cụ thể bạn có thể tham khảo chi tiết dưới đây để dùng lượng tương ứng phù hợp cho gia đình mình:
Người lớn tuổi
Người lớn tuổi có thể ăn trung bình mỗi ngày 1 quả trứng. Trứng giàu vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn nên tốt cho người lớn tuổi. Rất nhiều người nghe nói trứng có cholesterrol nên lớn tuổi không ăn. Điều đó là hoàn toàn cực đoan. Cholesterol trong trứng không nguy hại bằng cholesterol ở nhiều thực phẩm khác trong khi lại có nhiều lợi ích. Bởi vậy người già vẫn có thể ăn trứng. Trứng còn gúp bổ mắt tốt cho mắt ở người cao tuổi.
Người trưởng thành
Nếu bạn có huyết áp cao cũng đừng kiêng trứng hoàn toàn. Người trưởng thành có thể ăn mỗi ngày 1 quả trứng là bình thường và an toàn.
Bệnh nhân đặc biệt
Tùy theo thể trạng từng người mà có những lời khuyên cụ thể, tuy nhiên có một vài điểm chung như sau:
Người bị tiểu đường type 2: Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn quá 1 quả mỗi ngày và nên ăn 5 quả một tuần không vượt quá.
Người bị tim mạch hoặc người nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch: có thể ăn 7 quả trứng 1 tuần nếu đang thực hiện chế độ ăn ít bão hoà. Trong trường hợp ăn uống bình thường thì nên 3-4 quả mỗi tuần và ưu tiên lòng trắng hơn lòng đỏ.
Người có chỉ số cholesterol LDL cao: tối đa 1 quả trứng mỗi ngày và 7 quả trứng mỗi tuần. Nhưng tốt nhất chỉ nên ăn tối đa 4 quả mỗi tuần.
Người mắc hội chứng chuyển hoá: Nếu đang thực hiện chế độ ăn ít chất béo bão hoà thì chỉ nên ăn tối đa 6 quả trứng mỗi tuần, trong trường hợp ăn uống hàng ngày bình thường thì chỉ nên ăn 3-4 quả mỗi tuần.
Phụ nữ mang thai
Bà bầu có thể dùng trứng bồi bổ cho thai nhi. Nếu mẹ bầu thể trạng bình thường thì có thể ăn 3-4 quả mỗi tuần, tối đa không nên quá 7 quả. Trong trường hợp có bệnh lý phải kiêng thì nên tham khảo bác sĩ.
Trẻ em
Trẻ nhỏ có nguy cơ dị ứng với trứng. Do đó trước khi cho con ăn trứng bạn nên thử nghiệm ít một xem con bị dị ứng không. Ở nước ngoài trẻ trên 2 tuổi mới bắt đầu ăn trứng trong khi Việt Nam trẻ bắt đầu ăn dặm là được cho ăn trứng. Nếu con bạn không bị dị ứng thì có thể ăn như sau:
Trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi: chỉ nên ăn nửa lòng đỏ trứng gà, mỗi tuần ăn 2 – 3 bữa.
Trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi: chỉ nên hấp thụ 1 lòng đỏ trong một bữa, một tuần ăn không quá 4 lòng đỏ.
Trẻ từ 1 – 2 tuổi: mỗi tuần có thể ăn 3 – 4 quả trứng.
Trẻ trên 2 tuổi: có thể ăn tùy theo sở thích của trẻ nhưng chỉ nên ăn tối đa mỗi ngày một quả.
Lưu ý chung khi dùng trứng
Ngoài liều lượng thích hợp thì một số lưu ý khác khi dùng trứng như sau:
Nên mua trứng mới tránh để trứng lâu vì sẽ nhiễm khuẩn và làm mất chất
Nên ăn trứng chín không chín quá kỹ nhưng không nên ăn trứng sống, trứng lòng đào.
Trứng mua về lau sạch cất tủ mát tránh rửa nước vì nước sẽ xâm nhập vào vỏ trứng làm hỏng trứng.
Trứng hiện nay có loại trứng nuôi thóc, trứng cho ăn kích đẻ tăng số lượng… Do đó khi mua bạn nên lưu ý nguồn trứng sạch.