Theo Tri thức & cuộc sống, lúc con mới sinh, nhìn thấy tóc con tốt chồng đã không vui rồi. Anh luôn miệng thắc mắc tại sao lại nhiều tóc thế, nhìn con chẳng có nét nào giống bố. Thấy những lời con trai nói nghe không lọt tai, mẹ chồng đứng ra bảo vệ:
“Anh là bố kiểu gì vậy, con sinh ra có nhiều tóc, hình hài cân đối là đẹp chứ, chắc muốn con bị đầu hói như bố mới vừa lòng sao. Biết đâu cháu sở hữu gen của mẹ nên không bị hói đầu như đời trước”.
Thế nhưng khi con trai lớn lên có gương mặt giống mẹ và cái đầu tóc tốt đen nháy làm nhiều người đàn ông lắm chuyện trong khu phố dèm pha. Mỗi khi nghe thấy mọi người thắc mắc, nghi ngờ về con trai là chồng lại về đay nghiến vợ. Anh truy hỏi tôi đã ăn nằm với ai mà sinh ra đứa con chẳng có nét gì giống bố.
Anh bảo:
“Từ đời cụ, ông và anh đều bị hói đầu, thế tại sao con trai không bị hói. Chắc chắn trong thời gian anh vắng nhà, em đã ăn nằm với người đàn ông khác. Đứa bé này không phải con anh”.
Tôi khẳng định với chồng rằng mình là người vợ thủy chung, hết lòng vì gia đình, chưa bao giờ có ý nghĩa phản bội. Nhưng những lời thề thốt của tôi không làm chồng tin tưởng.
Nhưng những lời thề thốt của tôi không làm chồng tin tưởng. (Ảnh minh họa)
Đỉnh điểm của mâu thuẫn vợ chồng xảy ra vào tháng trước. Lúc đó, bố chồng qua chơi, vừa nhìn thấy cháu trai, ông đã khuyên chồng tôi đi làm xét nghiệm cha con cho chắc chắn, đừng nuôi con tu hú rồi mang tiếng cả đời.
Tôi nghe thấy mọi chuyện và ngăn cản quyết liệt:
“Tiền ăn còn thiếu, tự nhiên phải bỏ ra gần 10 triệu để lấy tờ giấy xét nghiệm vô bổ. Bởi con trai là của con và chồng, tại sao mọi người không tin con vậy?”.
Nghe thấy tiếng mấy bố con cãi nhau, mẹ chồng cũng chạy qua can ngăn. Bà bảo:
“Ngày xưa tôi nhớ con trai mình mới sinh tóc cũng tốt, học lên đến lớp 9 tóc mới rụng dần. Khoảng thời gian đó con trai rất xấu hổ và đi đâu cũng đội cái mũ, thậm chí đi ngủ cũng không chịu bỏ mũ”.
Dù mẹ chồng đứng ra bảo vệ con dâu nhưng sao cãi nổi 2 cái miệng bảo thủ của 2 người đàn ông. Cuối cùng tôi đành để cho chồng đi làm xét nghiệm cha con.
Trước khi kiểm tra, tôi nói:
“Chồng không tin tưởng vợ, coi lời nói của người ngoài hơn. Sau khi xét nghiệm là con của anh hay không thì em cũng bế con ra khỏi nhà. Bởi em không muốn chung sống với người đàn ông nghi ngờ vợ ngoại tình”.
Dù mẹ chồng đứng ra bảo vệ con dâu nhưng sao cãi nổi 2 cái miệng bảo thủ của 2 người đàn ông. (Ảnh minh họa)
Tuần vừa rồi, chồng tôi nhận được kết quả, anh rất vui mừng khi biết con chính là của anh ấy và đã nói lời xin lỗi vợ vì những năm qua không tin tưởng tôi. Anh ôm lấy 2 mẹ con và nói lời hối hận nhưng tôi hờ hững gạt tay anh ra khỏi người mình.
Tôi đưa tờ đơn ly hôn yêu cầu anh ký vào và dọn hành lý cho vào túi xách để bế con về ngoại. Thế nhưng, chồng xé tờ đơn ly hôn trước mặt vợ và khẳng định không bao giờ bỏ vợ con.
Có lẽ anh nghĩ tôi đang nói giỡn nên vừa bế con vừa nhảy múa trước mặt vợ để xoa dịu sự tức giận. Nhưng tôi nói với chồng:
“Tình yêu tôi dành cho anh chết từ lúc anh lấy tóc của con đi làm xét nghiệm rồi. Vợ chồng sống với nhau không có tình yêu và sự tin tưởng nhau thì giải tán cho nhẹ đầu”.
Khi tôi kiên quyết bế con và kéo hành lý ra xe taxi thì chồng mới nhận thấy hậu quả của việc nghi ngờ vợ. Anh quỵ xuống đất và gào khóc nói:
“Bây giờ anh phải làm gì thì mẹ con em mới tha thứ cho anh đây? Em mà đi rồi thì anh biết sống tiếp thế nào đây? Nếu anh biết có ngày hôm nay, chắc chắn sẽ không dám làm xét nghiệm cha con. Hãy cho anh cơ hội sửa sai”.
Thế nhưng trong lòng tôi không còn chút tình cảm nào với chồng mà chỉ toàn sự ghét bỏ coi thường, tôi muốn thoát khỏi anh càng nhanh càng tốt. Mấy hôm nay ở nhà mẹ đẻ, mọi người khuyên bảo tha thứ cho chồng nhưng mặt tôi tỉnh bơ, lòng nguội lạnh. Phải chăng tôi nghĩ nhiều quá nên bị trầm cảm rồi không? Mọi người cho tôi lời khuyên với?