Mặc dù củ cải là một nguyên liệu quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, thế nhưng không phải ai cũng biết rằng chúng có hàm lượng vitamin C cao gấp 8 lần so với lê và táo. Không những vậy, củ cải còn giàu vitamin B1, B2, đường và protein… nên nhiều người đã ưu ái gọi thực phẩm này là “tiểu nhân sâm”.
Lợi ích khi sử dụng củ cải
Hỗ trợ chống nguy cơ UT: Củ cải chứa một hàm lượng vitamin C cao, có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển và lan rộng của các tế bào UT, đặc biệt củ cải còn rất giàu glucosinolates. Glucosinolates là một nhóm các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học cũng cung cấp hoạt động chống oxy hóa, có nghĩa là chúng làm giảm tác dụng thúc đẩy UT của stress oxy hóa. Hơn nữa, củ cải chứa một lượng lớn flavonoid – chủ yếu là anthocyanin – một loại chất chống oxy hóa khác có tác dụng chống UT.
Kiểm soát lượng đường trong máu: Việc cân bằng lượng đường trong máu là điều vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Củ cải hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu và tăng mức độ insulin. Củ cải còn giúp điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa khác liên quan đến bệnh tiểu đường, chẳng hạn như nồng độ cholesterol trong máu và chất béo trung tính cao.
Hỗ trợ chống viêm: Glucosinolates trong củ cải sau khi tiêu hoá sẽ chuyển thành indole và isothiocyanate, cả hai đều là sản phẩm phụ hoạt tính sinh học có đặc tính chống viêm. Một chất trong củ cải là arvelexin, giúp giảm đáng kể tình trạng viêm và tổn thương ở tế bào ruột.
Chống lại vi khuẩn có hại: Củ cải còn có isothiocyanates, một nhóm các hợp chất có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và vi khuẩn.
Kiểm soát cân nặng: Củ cải là loại rau củ ít calo, không chứa tinh bột có chỉ số đường huyết thấp, nhiều chất xơ giúp cho cơ thể tiêu hoá tốt, giảm cảm giác thèm ăn.
Tăng cường sức khỏe xương: Vitamin K trong củ cải đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa xương, đồng thời canxi, glucosinolates trong củ cải hỗ trợ tốt trong việc giữ cho xương chắc khoẻ.
Nhờ chứa nhiều chất tốt cho sức khoẻ mà củ cải mang đến nhiều lợi íc cho sức khoẻ như hỗ trợ tiêu hoá, giúp lợi tiểu, giải độc thận, ngừa bệnh trĩ, trị ho, chống ung thư, phòng tránh thiếu máu… Với nguyên liệu này, bạn có thể chế biến những món ngon như thịt ba chỉ kho củ cải trắng, bánh củ cải, cá rô kho củ cải trắng, củ cải hấp, củ cải trắng cuốn tôm thịt, thịt gà kho củ cải trắng…
Ngoài ra, bạn cũng có thể học theo cách làm củ cải ngâm chua ngọt theo công thức đơn giản, dễ làm dưới đây nhé.
1. Nguyên liệu làm củ cải ngâm chua ngọt
– Củ cải trắng
– Ớt: 5 quả
– Nước khoáng có ga: 300ml
– Quất: 4 quả
– Gia vị: Muối, 1 thìa canh đường trắng, 3 thìa canh giấm gạo
2. Cách làm củ cải ngâm chua ngọt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Củ cải sau khi mua về sẽ được mang đi gọt vỏ rồi rửa sạch. Tuỳ vào thói quen, bạn có thể thái chúng thành những miếng vuông nhỏ vừa ăn.
– Rửa sạch ớt, gọt bỏ phần cuống và thái nhỏ.
– Cắt lát quất và bỏ hạt.
Bước 2: Ướp củ cải với gia vị
– Cho củ cải đã được sơ chết sạch sẽ ra một chiếc bát nhỏ và thêm muối vào ướp cùng.
– Dùng dụng cụ nấu ăn đảo đều và ướp khoảng 10 phút cho củ cải ngấm gia vị.
Bước 3: Hoàn thiện
– Sau khi ướp củ cải 10 phút, bạn cần chắt bỏ phần nước chảy ra rồi lần lượt cho quất vào.
– Tiếp đó, thêm ớt đã thái nhỏ, 300 ml nước khoáng có ga, 1 thìa cà phê muối đường và 3 thìa giấm gạo.
– Đảo đều và bỏ tủ lạnh khoảng 2 giờ đồng hồ là có thể mang ra thưởng thức.
Mặc dù là một món ăn có cách làm đơn giản và nguyên liệu dễ chuẩn bị nhưng món củ cải ngâm ngày có hương vị vô cùng hấp dẫn. Khi ăn, bạn có thể cảm nhận được vị chua chua ngọt ngọt, thơm nức mũi và giòn tan. Đây có thể là một món “chống ngán” rất hiệu quả.
3. Lưu ý khi làm món củ cải ngâm chua ngọt
– Nên tìm mua những củ cải có dáng thẳng và thuôn dài từ từ. Khi cầm thử, bạn sẽ cảm thấy củ cải chắc tay, bóp nhẹ thấy phần vỏ hơi cứng và có độ giòn nhất định.
– Những củ cải vẫn còn nguyên phần cuống lá và bám chắc vào thân củ, lá xanh tươi… cũng là loại tươi mới, đảm bảo chất lượng và ngon hơn.
– Không nên chọn những củ cải có kích cỡ quá to vì sẽ làm loãng chất dinh dưỡng bên trong và ruột có thể dễ bị rỗng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên mua những củ cải quá nhỏ vì chu kỳ sinh trường thường ngắn, chúng chưa phát triển hết nên vị hăng tương đối nặng, mùi vị kém ngon hơn bình thường. Chỉ nên mua những củ cải có kích cỡ vừa phải vì loại này sẽ có đủ độ ẩm và giòn ngọt.
– Nếu không ăn hết món củ cải ngâm chua ngọt, bạn có thể cho vào hộp thuỷ tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Dù được mệnh danh là “nhân sâm trắng” nhưng nếu không biết cách sử dụng, củ cải trắng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt.
1. Những thực phẩm không nên kết hợp cùng củ cải trắng
Củ cải trắng và nấm, mộc nhĩ: Củ cải trắng chế biến với nấm hoặc mộc nhĩ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, đặc biệt với người có cơ địa nhạy cảm. Trong một số trường hợp, nó còn khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng và tổn thương lá lách.
Củ cải trắng và cam, lê, táo, nho: Khi vừa ăn củ cải xong, bạn tốt nhất không nên ăn cam ngay bởi flanovoid có trong cam có thể phản ứng hóa học với thiosulfate trong củ cải, tạo nên một lượng lớn thiocyanate. Thiocyanate là một chất làm giảm chức năng tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ. Ngoài quả cam , củ cải trắng còn kỵ với các loại trái cây như lê, táo, nho… bởi có thể gây suy tuyến giáp nặng.
Củ cải trắng và cà rốt: Củ cải vốn là loại củ giàu vitamin C, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên tránh kết hợp củ cải cùng cà rốt vì enzym axit ascorbic trong củ cải có khả năng phân giải vitamin C, gây mất chất.
Củ cải trắng và sữa: Theo trang Newstracklive, bạn không bao giờ uống sữa với đồ mặn và đồ chua. Trong đó bao gồm cả các món như củ cải. Nếu lỡ ăn củ cải trong bữa cơm thì bạn không nên uống sữa ngay sau đó, nếu không có thể sinh độc và gây bệnh ngoài da. Nếu muốn uống sữa bạn nên chờ ít nhất 2 giờ sau khi ăn củ cải.
Củ cải trắng và dưa chuột: Ai cũng cho rằng củ cải và dưa chuột rất phù hợp, nhưng sự thật là chúng ta không nên kết hợp chung 2 thực phẩm này cùng lúc bởi dưa chuột có chứa ascorbate, chất này có tác dụng hút vitamin C của củ cải, gây lãng phí chất dinh dưỡng.
Củ cải trắng với nhân sâm: Củ cải trắng có nhiều công dụng giống với nhân sâm nên còn có tên gọi khác là “nhân sâm trắng”. Tuy có nhiều công dụng giống nhau, nhưng khi kết hợp cả hai loại thực phẩm này thì lại nảy sinh hiện tượng xung khắc, gây hại cho sức khỏe người dùng. Trong Đông Y, củ cải trắng là thực phẩm lạnh, trong khi nhân sâm là thực phẩm nóng. Nước với lửa kết hợp là đại kỵ, bởi lẽ chúng sẽ triệt tiêu nhau, cũng vì thế mà bạn sẽ không nhận được bất kỳ dinh dưỡng nào từ hai loại thực phẩm. Ngoài ra khi dùng nhân sâm chung với củ cải sẽ khiến người dùng bị đau bụng và mắc một số bệnh khác.