Trong cuộc sống mỗi chúng ta, có những việc tưởng như vô hại nhưng lại đang làm hao tổn phúc khí, cái nghèo cái khó cứ mãi đeo đuổi chúng ta.
Sát sinh
Trong hết thảy tội nghiệt thì sát sinh là tổn hại phúc báo lớn nhất, mà nặng nhất chính là giết người, giết các động vật thông thường cũng sẽ tạo tội nghiệt. Có thể mua thịt ăn, nhưng giết chết các sinh vật còn sống làm thức ăn sẽ hao tổn phúc thọ. Người thỉnh thoảng sát sinh cơ thể thường ốm yếu nhiều bệnh, tuổi thọ ngắn, cuộc sống bần cùng, tướng mạo xấu xí, oán khí rất nặng.
Tức giận
Tức giận giống như một mồi lửa đốt cháy phúc phận của chúng ta. Khi tức giận, ta có thể làm ra những chuyện tổn thương đến bậc trưởng bối, người thân, bạn bè… Vậy thì nghiệp quả mà ta phải gánh lại càng nặng hơn nữa. Sau sát sinh thì tức giận là hành vi làm tổn hại phúc đức của con người nhiều nhất.
Xung đột với cha mẹ, người bề trên
Chống đối, mâu thuẫn với cha mẹ là việc đứng đầu trong những việc làm “tổn phúc bại lộc”. Người không chống đối, không có mâu thuẫn với cha mẹ thì công việc sẽ thuận lợi, có nhân duyên tốt đẹp. Nếu như từ nhỏ đã không có mâu thuẫn gì với cha mẹ thì cho dù xuất thân trong gia đình nghèo khó sau này lớn nên cũng có thể trờ thành người có sự nghiệp. Người dùng tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ, tương lai tất sẽ giàu có, khá giả.
Hiếu thuận nhưng không dùng vật phẩm tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ thì cho dù làm đại quan cũng sẽ thiếu hụt tài phú. Nói xấu xuyên tạc bậc thánh hiền, đại đức, một câu làm tổn hại 100 thiện, làm hỏng hết huyết mạch phúc báo của gia đình.
Phỉ báng Thần Phật
Người không có tâm kính ngưỡng Thần Phật, thậm chí buông lời ngông cuồng, phỉ báng Thần Phật thì sẽ khiến cho bản thân gặp tai họa. Trời đất vạn vật đều là do Sáng Thế Chủ khai sáng, nếu con người đối với Thần Phật không có tâm kính sợ, thậm chí là tự cao tự đại, vô pháp vô thiên, phúc thọ sẽ bị tiêu giảm.
Oán hận Trời đất, nói mà không nghĩ
Những người thường xuyên oán trách Trời đất, đổ lỗi cho người khác, nói những lời làm tổn thương, lăng mạ người khác thì chắc chắn đã tự hủy hoại đi vận may về tài lộc và phúc đức của mình. Bản thân họ cũng luôn cảm thấy đau khổ, dằn vặt, mọi sự chẳng yên. Những người như thế dù có được kế thừa gia tài đồ sộ thì tài vật cũng phải bị phân tán hết, cuối cùng sống trong khổ sở.
Tham lam, ích kỷ, ít làm việc thiện
Sự giàu có không đến từ việc tham lam vơ vét mọi thứ quanh mình hay keo kiệt bo bo giữ của không muốn cho ai. Ngược lại, keo kiệt và tham lam còn khiến cho cái nghèo cái khó cứ mãi đeo đuổi chúng ta.
Không làm việc thiện thì phúc báo khó mà có được. Không biết thông cảm và giúp đỡ mọi người thì nhân duyên cũng theo đó mà sa sút, chẳng những không thành công trong sự nghiệp mà còn khó có được hạnh phúc trong đời.
Chẳng có tiền bạc nào là vĩnh cửu, người chết đi cũng chẳng thể mang theo bạc tiền. Tuy nó có thể mang lại sự vui vẻ, sung sướng nhất thời nhưng xét kĩ về hậu vận thì người có những tính xấu trên khó có được phúc lành.
Thể hiện bản thân
Người ta càng phô diễn thứ gì thì càng chứng minh rằng bản thân họ đang thiếu chính những điều đó. Làm người nhất định phải chú ý một điểm, càng thể hiện điều gì, càng thấp kém ở điểm đó. Có lẽ bạn không biết, nhưng thể hiện bản thân là điều khiến Trời đất phẫn nộ. Vì thế Tạo hóa sẽ khiến bạn mất đi sự thể hiện và kiêu ngạo bằng cách lấy đi tất cả những gì gọi là năng lực của bạn. Càng thể hiện thứ gì thì bạn càng dễ mất đi thứ đó.
Nói xấu người khác
Nói xấu người khác không chỉ làm hại đến phúc phận của mình mà còn giúp người bị nói xấu gia tăng phúc khí. Trời đất có quy luật tương sinh tương khắc. Cũng giống như có người tạo ra thuốc độc thì chắc chắn có người làm thuốc giải độc, có người tốt thì sẽ có kẻ xấu. Nước biển không chỉ chứa nước sạch mà còn chứa cả chất thải.
Con người chúng ta cũng vậy, sống trên đời cần phải có tấm lòng bao dung, khoáng đạt. Ta không thể yêu cầu người khác phải đối xử tốt với ta. Nhưng nếu đã yêu thương những người thích mình thì cũng hãy khoan dung với những người làm hại ta. Có thể khoan dung được với cả kẻ thù thì mới là tấm lòng của người quân tử, trí giả.
Người xưa nói: “Hậu đức tải vật”, người có “đức” dày có thể che chở cho muôn vật. Đại lượng, khoan dung cũng sẽ giúp cuộc đời ta thêm phần tốt đẹp. Nếu cho một thìa muối vào cốc nước, nếm vào sẽ cảm thấy mặn. Nhưng nếu cũng là thìa muối ấy lại cho vào biển thì chẳng cảm thấy mặn gì nữa. Vậy bạn có phải là biển cả, đại dương có tấm lòng khoan dung vô bờ, vô lượng không?