Ông bà nói ra 7 điều này khi chăm cháu tưởng vô thưởng vô phạt nhưng sớm muộn cũng tan cửa nát nhà

Thực tế thì kể cả người già, thậm chí cha mẹ sẽ dọa con như này. Nhưng dùng cách này sẽ kiến con trẻ ngày càng chán ghét mà thôi.

1. Bố mẹ không cần con nữa, về với ông bà

Có rất nhiều người già thích nói câu này, dù là nói đùa nhưng trẻ con sẽ chẳng phân biệt được nên chúng sẽ cực kỳ buồn.  Trong lòng trẻ, bố mẹ là cả thế giới. Khi nghe người lớn nói rằng bố mẹ không cần mình nữa, trẻ sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, bất an, thậm chí là hình thành tâm lý lo sợ bị chối bỏ.

Đặc biệt là trong những hoàn cảnh như bố mẹ bận đi làm xa, hoặc có em bé mới, trẻ càng dễ tin vào những câu nói ấy, từ đó dễ sinh ra mặc cảm, thu mình hoặc ghen tỵ với em. Người lớn nên chọn lời nói tích cực, khuyến khích và trấn an trẻ thay vì đùa cợt vô tình làm trẻ tổn thương.

2. Nếu cháu không nghe lời, cảnh sát sẽ bắt

Thực tế thì kể cả người già, thậm chí cha mẹ sẽ dọa con như này. Nhưng dùng cách này sẽ kiến con trẻ ngày càng chán ghét mà thôi. Nếu một ngày nào đó một đứa trẻ gặp nguy hiểm và cần được giúp đỡ nhưng không dám gọi cảnh sát để được giúp đỡ thì có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội và gặp nguy hiểm.

Thay vì đe dọa, hãy giải thích nhẹ nhàng cho trẻ hiểu hậu quả của việc không nghe lời và hướng dẫn trẻ phân biệt đúng – sai một cách rõ ràng.

3. Trẻ con có biết gì đâu

Nhiều người cứ coi trẻ còn nhỏ nên dù có phạm sai lầm, thì họ cũng không trách mắng. Nhưng nếu người lớn tuổi không dạy con cẩn thận thì chúng sẽ ngày càng hư hỏng. Nghe có vẻ vô thưởng vô phạt nhưng thực chất lại là cách phủ nhận cảm xúc và suy nghĩ của trẻ. Khi trẻ chia sẻ điều gì đó, nếu người lớn phản ứng bằng thái độ xem thường, trẻ sẽ dễ hình thành sự tự ti, dần dần không còn muốn bộc lộ bản thân hoặc đặt ra câu hỏi nữa.

Ông bà chăm cháu - nghĩa tình đong đầy - Báo Cần Thơ Online

Hơn thế nữa, tâm lý “trẻ không biết gì” sẽ khiến người lớn không quan tâm đến việc hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của trẻ từ sớm, vô tình tạo điều kiện để những thói quen sai lệch hình thành.

4. Đánh chừa sàn nhà, đánh cái bàn cái ghế

Khi trẻ vấp ngã hay va vào đồ vật, người lớn thường giả vờ “đánh chừa” cái bàn, cái ghế để dỗ dành. Tuy cách này khiến trẻ nín khóc nhanh hơn nhưng lại mang đến hệ quả không nhỏ: hình thành thói quen đổ lỗi. Trẻ sẽ nghĩ rằng lỗi không bao giờ là do mình bất cẩn, mà là do những yếu tố xung quanh. Về lâu dài, trẻ không học được cách chịu trách nhiệm cho hành động của mình, dễ trở nên ích kỷ và thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề.

Thay vì đánh đồ vật, hãy nhẹ nhàng giải thích: “Con chạy nhanh nên bị vấp, lần sau con nhớ đi chậm hơn nhé”, vừa giúp trẻ hiểu chuyện, vừa dạy trẻ biết sửa sai.

5. Cháu thích gì ông bà cũng chiều

Tình cảm ông bà dành cho cháu luôn là sự yêu thương vô bờ bến. Nhưng nếu không có giới hạn, sự chiều chuộng quá mức sẽ khiến trẻ mất đi khái niệm về giới hạn và nguyên tắc.

Ông bà nuôi cháu nhỏ: Có nên để người già chăm "con mọn"? - Báo Phụ Nữ

Một khi trẻ biết cứ khóc là được đáp ứng, chúng sẽ dùng điều đó như một “chiêu bài” để đạt được mong muốn. Lâu dần, trẻ trở nên bướng bỉnh, khó bảo và không có khả năng tự kiểm soát cảm xúc. Việc nuôi dạy một đứa trẻ phát triển lành mạnh không chỉ dựa vào tình yêu thương, mà còn cần sự rèn giũa và định hướng hợp lý.

6. Không đứa nào ngoan bằng cháu mình

Ông bà thường có xu hướng bênh vực, khen cháu hết lời và xem cháu mình là “trẻ ngoan nhất quả đất”. Tuy nhiên, nếu không nhìn nhận công bằng, những lời khen quá đà ấy sẽ khiến trẻ không biết nhận lỗi khi làm sai. Khi trẻ không được nhắc nhở, góp ý mỗi khi phạm lỗi, chúng sẽ không nhận ra sai lầm của mình và dễ nảy sinh thói quen chống đối khi bị người khác phê bình.

Tình thương là cần thiết, nhưng cần đi kèm với sự công bằng và nhất quán trong cách dạy dỗ. Trẻ cần được khen khi làm tốt và nhắc nhở nghiêm khắc khi làm sai, để học được trách nhiệm và tính kỷ luật từ sớm.

7. Đứa đó không tốt, đừng chơi với nó

Khi còn nhỏ, trẻ không có sự biệt tốt xấu. Trong thế giới của chúng chỉ có những người bạn cùng chơi với nhau. Người lớn đừng nên dùng con mắt của mình để đánh giá mà hãy để trẻ tự tiếp xúc và đánh giá.

Tốt hơn hết, hãy quan sát mối quan hệ của trẻ, hướng dẫn trẻ cách chọn bạn, ứng xử khi có xung đột và giúp trẻ tự đưa ra quyết định. Đây là cách giáo dục kỹ năng xã hội thiết thực và bền vững hơn rất nhiều so với việc áp đặt đánh giá chủ quan từ người lớn.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/ong-ba-noi-ra-7-dieu-nay-khi-cham-chau-tuong-vo-thuong-vo-phat-nhung-som-muon-cung-tan-cua-nat-nha-d276279.html