Nhà triết học Ấn Độ cổ đại Bederba có một câu nói nổi tiếng được lưu truyền từ lâu đời:
“Có thể kiểm soát miệng lưỡi của mình là đức tính tốt nhất.”
Những người không thể kìm chế được cái khi tiếp xúc với người khác có vẻ là người hùng hồn nhưng thực tế lại là người rất kém trong giao tiếp. Những người này thường sẽ có nhiều mối quan hệ, nhưng thực lòng với nhau thì lại rất ít.
Chính vì vậy, có thể kiểm soát được cái miệng của mình khi nói chuyện là sự khôn ngoan lớn nhất của những người trưởng thành. Và để làm được điều đó, bạn phải thuộc lòng 3 quy tắc bất thành văn dưới đây.
1. Biết người mà không phán xét
Trong cuộc sống, nhất là trong thế giới của người lớn, bạn nên hiểu rằng có những chuyện có thể nói, có thể không, cũng có những chuyện chỉ nên nói nửa vời, càng có những chuyện không nên nói một cách thẳng thắn quá mức.
Bởi, đôi khi lời nhận xét tùy tiện của bạn về người khác có thể khiến bạn mất đi vĩnh viễn mối quan hệ đó, hoặc có duy trì họ cũng sẽ không còn thật lòng với bạn nữa, mà thay vào đó là sự dè chừng. Những lời bạn nói về họ sẽ như bóng đen bao phủ lên toàn bộ tâm trí đối phương mà không bao giờ có thể xóa nhòa.
Những lời nhận xét đó chẳng khác gì một hạt sạn trong một bát cơm ngon, hay một cái xương nhỏ trong đĩa sashimi tươi rói, khiến người nghe đau đớn không ngờ. Một lời nhận xét không hay phát ra từ miệng giống như một viên đạn găm vào tim người ta, đó là vết thương không thể hàn gắn.
Bởi vậy, bạn chỉ thực sự trưởng thành khi bạn biết về một người, nhưng không bao giờ tùy tiện nhận xét người ta, càng không bình phẩm về họ với người khác. Bạn biết những lời nào nên nói, lời nào không về họ để duy trì mối quan hệ giữa hai người.
Cuộc sống của người khác, dù tốt hay xấu, thì cũng là cuộc sống của họ, do họ chọn. Bạn đứng ngoài, chỉ nên quan sát, chứ đừng phán xét hay bình phẩm. Đó chính là bạn đang tôn trọng họ, cũng là tôn trọng chính mình. Hãy tránh nói suông, không nói bậy bạ, không bình luận, là cách tốt nhất để quan tâm đến người khác, và đó cũng là lòng tốt lớn nhất đối với con người.
2. “Thủ tướng” im lặng
Hai đứa trẻ thách đố nhau, ai có thể không mách với bố mẹ của đối phương về lỗi lầm mà chúng đã gây ra ở lớp ngày hôm nay sẽ được làm thủ tướng, đứa còn lại sẽ làm thường dân. Và đứa trẻ biết cách giữ im lặng đã chiến thắng, trở thành “thủ tướng” im lặng.
Trong cuộc sống, một số người luôn háo hức thể hiện bản thân, nói về mọi thứ một cách nhanh chóng mà hoàn toàn không để ý đến cảm xúc của người khác. Nhưng kết quả thường là bạn càng nói nhiều, bạn càng mắc nhiều lỗi và càng gây ra nhiều mâu thuẫn.
Nói rõ tất cả mọi chuyện không phải là nói thẳng mà là không biết cách cư xử. Khi bạn làm người khác xấu hổ, bạn cũng làm xấu hổ chính bản thân mình.
Học cách im lặng đúng lúc và giữ thể diện cho người khác, đó mới là chỉ số EQ cao thực sự.
Một nhà giáo dục đã chứng kiến rất nhiều điều trong cuộc đời và đã đạt được những thành tích xuất sắc lĩnh vực của ông ấy. Nhưng một người tuyệt vời như vậy, lại luôn tỏ thái độ khiêm tốn với tất cả mọi người, ở mọi lúc mọi nơi, chưa bao giờ mở miệng làm mất mặt người khác.
Một họa sĩ nổi tiếng được mời phê bình cho những bức tranh của các bạn sinh viên trẻ ở một buổi triển lãm có rất đông mọi người. Đương nhiên, ông hoàn toàn có thể chê bai những tác phẩm còn non tay nghề của sinh viên, nhưng ông đã không làm vậy. Thay vào đó, ông tìm ra những điểm đột phá trong những bức tranh, động viên họ vịn vào đó để phát kiến bản thân thật rạng rỡ.
Không phải ai cũng đủ trí tuệ để hành xử một cách văn minh như vậy. Bạn có năng lực nhìn thấu thế giới, nhưng việc biết mà không nói mới thể hiện bản lĩnh thật sự của một người.
Một người khôn ngoan sẽ không bao giờ làm mất mặt người khác trong lời nói và việc làm. Vì họ hiểu giữ thể diện cho người khác là giữ thể diện cho mình.
Nhìn thấu mà không để lộ chính là sự tôn trọng cao nhất mà người trưởng thành nên dành cho nhau.
3. Lý luận mà không tranh luận
Có một câu thoại trong The Catcher in the Rye:
“Đừng tranh cãi với một kẻ ngốc, nếu không mọi người sẽ không biết ai là kẻ ngốc.”
Một trong những dấu hiệu của sự trưởng thành là ngừng ám ảnh về việc cạnh tranh với người khác. Sự khao khát thể hiện năng lực của bản thân không đồng nghĩa với việc bạn được phép dìm người khác xuống bằng mọi giá.
Đôi khi, sự đúng sai chỉ mang tính chất ước lượng qua cái nhìn phiến diện của bạn. Giả dụ, bạn đứng trên đỉnh núi và nói với một người đứng dưới chân núi rằng phía bên kia là đại dương, nhưng trước mắt người dưới chân núi chỉ toàn sự hoang vắng.
Bạn chưa từng đặt bản thân vào vị trí của người khác, bạn đương nhiên sẽ không biết được tầm nhìn của họ. Chính vì thế, sự tranh luận của bạn càng chỉ khẳng định sự ấu trĩ và bảo thủ của bạn mà thôi.
Chính vì vậy, thay vì tranh luận, hay đưa ra lập luận để chứng minh điều bạn nói là đúng. Sống chết đúng sai với người khác chỉ khiến bạn thêm lãng phí thời gian mà thôi.
Tốt hơn là đi theo con đường của riêng bạn, không quan tâm, không tranh luận với ai cả.
Im lặng là một triết lý của cuộc sống, và khi được sử dụng tốt, nó là một nghệ thuật. Trong thế giới của người lớn, điều cần thiết không phải là những đánh giá tùy tiện, những lời khuyên trịch thượng và những cuộc tranh cãi sinh tử. Hãy sống và học cách lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn. Khi bạn quan sát, thay vì nói quá nhiều những điều không đâu, bạn sẽ nhận ra thế giới này thật sự khác biệt.