Người thông minh thường làm 4 việc này, phước cao tựa núi, cả đời hạnh phúc an nhàn

Bạn làm được những điều sau thì may mắn sẽ xuất hiện.

Biết đủ

Bình an là hạnh phúc, biết đủ là phước lành, trái tim trong sạch là của cảc, ít ham muốn là trường thọ. Tâm trí con người bị thu hẹp bởi nhiều ham muốn và được khai mở nếu giảm bớt ham muốn của bản thân. Thà nghèo khổ một chút mà vui vẻ, ngày đi làm, tối về ăn cơm no rồi lên giường đánh một giấc thật ngon, vô tư vô lo còn hơn giàu sang mà sống mệt mỏi, áp lực, ngày nào cũng lo lắng đủ thứ.

Chúng ta cần bớt phức tạp hóa mọi vấn đề lên thì tâm sẽ được thanh thản, đừng tham lam và ghen tị với người khác thì đêm về mới ngủ ngon. Người mà cứ bực dọc, ghen ghét, sân si thì khó có thể biết đủ. Năng lực vô tận, phước báo vô tận, lợi ích vô tận, trí tuệ vô tận. Hạnh phúc là coi thường những ham muốn vật chất và những rắc rối của thế gian, bằng lòng và hạnh phúc với những gì mình đang có. Giàu có về tinh thần là giàu có thực sự.

Làm việc tốt mỗi ngày

Phật giáo có chủ trương tuân thủ giới luật và làm việc thiện để thu thập phước báo, mở ra cánh cửa trí tuệ và dẫn đường đến quả vị là giác ngộ được tư tưởng của Phật. Nói theo cách khác thì làm việc thiện là cách duy nhất để đi đến con đường đạo Phật, tu tập. Trong kinh, Đức Phật dạy “không làm các việc ác, nên làm các việc lành”, đó đích thực là chân lý của Phật hướng tới. Phật tử ở khắp thế gian này sống khá vội, nhịp sống rất nhanh, mỗi người đều ở trong trạng thái bận rộn, dấn thân vào xô bồ của cuộc sống. Để tu tập thiện pháp, các Phật tử có thể tuân theo nguyên tắc “mỗi ngày làm một việc thiện”, nếu làm được như vậy thì công đức là vô lượng và vô biên. Vì vậy, làm một việc thiện mỗi ngày là một trong những cách tốt nhất để gieo trồng phước lành cho bản thân và cho đời.

Mỗi ngày hãy làm một việc tốt và tích lũy những điều tốt để trở thành người có nhiều phước đức, Phật tin rằng hững người sẵn sàng làm việc thiện, tâm trong sạch, muốn hướng thiện tích đức sẽ không dễ dàng bỏ qua cơ hội tốt này. Tùy vào hoàn cảnh kinh tế của mỗi người, nhưng cốt lõi của mọi việc thiện không phải đo bằng tiền bạc mà lấy chiều sâu chữ “tâm” làm tiêu chí. Làm từ thiện trước hết không nhất thiết là phải rộng rãi tiền bạc nhưng phải rộng cả tấm lòng. Tình yêu, lòng tin và lòng biết ơn, thực ra không cần quan trọng hình thức bên ngoài. Người làm việc thiện mà không cần nói, nhìn thấu từ những việc nhỏ nhặt, hòa tan vào bên trong mọi ý niệm, không vì cuộc sống tương lai, không vì hưởng thọ kết quả, chỉ vì một ý niệm cầu thiện, như vậy là đã có phước báu rồi.

Luôn biết ơn và khiêm tốn

Một số người xuất thân từ những gia đình giàu có, học hành thành đạt và ra trường làm công việc lương cao, có danh tiếng trong xã hội, tự cho mình là bậc cao cấp hơn những người khác, nảy sinh tính kiêu ngạo, nghĩ rằng họ có thể hưởng vinh quang và giàu có bằng chính khả năng của mình. Những điều này thường trở thành chướng ngại vật trong tương lai. Một khi bạn thất bại, bạn sẽ nhận ra sự tầm thường của bản thân phũ phàng đến mức nào. Cũng có một số người tài năng, có năng lực phi thường, nhưng họ luôn có thái độ biết ơn và khiêm tốn, đối xử công bằng và hòa đồng với người khác, sẵn sàng cống hiến cho xã hội, đất nước, gia đình.

Thực ra, ông trời ban cho con người sự khôn ngoan và giàu có không phải để con người tự cao, chảnh chọe, chỉ biết lo cho mình và hưởng thụ mà là dùng bàn tay của mình để giúp đỡ những người khó khăn. Người khiêm tốn không tự kiêu, luôn ý thức được về bản thân mình, luôn biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác, qua đó mà hoàn thiện bản thân, nâng cao kiến thức rồi giúp đỡ mọi người xung quanh. Nên làm gì để may mắn? Bạn càng biết chia sẻ phước lành của mình với người khác, thì phước lành của bạn càng kéo dài, may mắn đến càng nhiều. Người xưa cho rằng, chỉ có khiêm tốn mới có phúc. Hãy luôn khiêm tốn và biết ơn, vận mệnh của bạn sẽ được cải thiện. Ví dụ như danh y Trương Trọng Cảnh, dù rằng ông là người tài, nhưng nếu không có lòng khiêm tốn, không ngừng học hỏi, kết thân được nhiều danh y để họ truyền thụ kiến thức cho mình, thì hẳn không thể trở thành thành vị “thánh y” được người đời ca tụng.

Luôn nở nụ cười

Nếu khuôn mặt của bạn luôn luôn tươi tắn, vui vẻ, truyền lòng tốt và sự tử tế đến những người xung quanh thì bạn sẽ hình thành được những mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.

Nếu chưa thể tu theo đạo Phật, trước hết bạn nên kết thiện duyên. Giữa những điều đắt đỏ trong cuộc sống, nụ cười rất dễ cho đi. Khi bạn trao đi một nụ cười, bạn sẽ có ngay một nụ cười khác để cất giữ. Người quen hay người lạ mà nhìn nụ cười cũng có thể cảm nhận được lòng tốt của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ có ít kẻ thù và ít xung đột hơn trong cuộc sống, làm gì cũng trở nên suôn sẻ, mang trên mình vẻ đẹp thân thiện, dễ gần, điều này đã bắt đầu cải thiện số phận của bạn.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/nguoi-thong-minh-thuong-lam-4-viec-nay-phuoc-cao-tua-nui-ca-doi-hanh-phuc-an-nhan-d183663.html