Nghiên cứu từ Đại học Harvard: 3 biểu hiện ở trẻ nhỏ cho thấy IQ vượt trội nhưng thường bị hiểu nhầm là “khó nuôi”

Điều thú vị là những em bé bị gắn mác "khó nuôi" thường sở hữu khả năng học hỏi, sáng tạo và tư duy độc lập vượt trội khi trưởng thành.

Trong đời sống hằng ngày, không ít cha mẹ từng chia sẻ sự mệt mỏi: “Con tôi thật sự rất khó chiều. Cứ suốt ngày khóc lóc, la hét. Bé rất hiếu kỳ, cái gì cũng muốn chạm vào, khám phá và chẳng chịu ngồi yên”. Trong khi đó, một số cha mẹ khác lại khen ngợi con mình: “Bé rất dễ chăm. Ăn xong là ngủ, không quấy khóc, ngoan ngoãn lắm”. Nhưng điều bất ngờ là, theo các chuyên gia, những đứa trẻ “khó chiều” mới chính là những em bé có khả năng phát triển trí tuệ mạnh mẽ hơn khi lớn lên.

1. Trẻ có “nhu cầu cao” có thể thông minh hơn so với trẻ “dễ nuôi”

Theo các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học, trẻ sơ sinh được chia thành hai nhóm: nhóm có “nhu cầu cao” và nhóm có “nhu cầu thấp”. Trẻ thuộc nhóm nhu cầu cao thường có những biểu hiện đặc trưng như:

7 mẹo nuôi dạy con cái dễ áp dụng nhất

– Ngủ ít và hay bị đánh thức: Bộ não hoạt động liên tục, nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài nên rất khó chìm vào giấc ngủ sâu.

– Hiếu kỳ: Luôn hứng thú với môi trường xung quanh, thường xuyên quan sát, khám phá và bắt chước.

– Biểu cảm mạnh: Dễ khóc vì những tác động nhỏ nhưng cũng nhanh chóng cười đùa, thể hiện cảm xúc rõ ràng.

Ngược lại, những em bé thuộc nhóm có nhu cầu thấp lại dễ thích nghi, dễ chăm sóc hơn. Tuy nhiên, các bé này lại ít thể hiện phản ứng trước những kích thích mới lạ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh thuộc nhóm nhu cầu cao có tốc độ phát triển não bộ vượt trội vì thường xuyên tiếp nhận và xử lý thông tin từ bên ngoài. Chính vì vậy, hành vi tưởng như “khó chiều” lại là dấu hiệu của sự phát triển trí tuệ nhanh chóng.

2. Trẻ hay khóc có thể sở hữu trí tuệ nổi bật

Muốn nuôi dạy con trai thành công cha mẹ cần ghi nhớ 8 điều

Nhiều phụ huynh thường cho rằng trẻ hay khóc là “khó nuôi”, song thực chất, đó là cách để trẻ biểu đạt mong muốn và nhu cầu của mình. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ sơ sinh khóc nhiều thường có những đặc điểm như:

– Nhận thức nhạy bén: Dễ dàng nhận ra sự thay đổi của môi trường như âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ,… và phản ứng nhanh chóng.

– Phát triển ngôn ngữ sớm: Do thường xuyên phát âm, các cơ miệng được rèn luyện và trẻ có khả năng nói sớm hơn những trẻ cùng độ tuổi.

– Giao tiếp tốt: Việc khóc để thu hút sự chú ý là một hình thức giao tiếp sớm, giúp trẻ hình thành kỹ năng xã hội từ khi còn nhỏ.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Harvard trên 1.000 trẻ sơ sinh cho thấy, những em bé có cường độ cảm xúc cao và biểu hiện nhạy cảm mạnh mẽ trong những năm đầu đời thường đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra tư duy vào năm 5 tuổi.

3. Những trẻ “khó bảo” thường sáng tạo và độc lập hơn

Mẹ đừng vội giận nếu con nghịch ngợm bởi có 8 trò thực chất lại rất tốt cho  sự phát triển của con

Cha mẹ nào cũng mong con mình “ngoan ngoãn”, dễ dạy. Tuy nhiên, những đứa trẻ luôn làm theo răm rắp lại có thể thiếu đi tư duy phản biện và khả năng tự lập. Trong khi đó, những em bé thường xuyên chất vấn, không dễ phục tùng lại thường sở hữu óc quan sát nhạy bén và tư duy logic mạnh mẽ.

Ví dụ, có những bé rất thích tháo lắp đồ vật. Hành động này không phải để nghịch phá mà là để tìm hiểu cách đồ vật hoạt động. Một số bé không thích học vẹt hay lặp đi lặp lại theo mẫu, mà thích tự mình khám phá câu trả lời. Những em nhỏ thường xuyên chất vấn: “Tại sao mình phải làm như vậy?” chính là những người có tố chất đổi mới.

Một trường hợp điển hình là Albert Einstein – thời nhỏ từng bị giáo viên đánh giá là “thiếu kỷ luật” vì ông luôn đặt ra các câu hỏi và không chấp nhận những câu trả lời có sẵn. Chính sự bướng bỉnh này đã giúp ông hình thành tư duy độc lập – nền tảng cho tài năng vượt trội sau này.

Làm sao để định hướng trẻ đúng cách?

Nếu bé nhà bạn khó chăm sóc, đừng lo lắng, bạn có thể hướng dẫn bé như sau: Cung cấp sự kích thích phong phú: Cho bé tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi có màu sắc, âm thanh và kết cấu khác nhau để thúc đẩy sự phát triển các giác quan. Cho phép con khám phá và thả lỏng một cách vừa phải: trong phạm vi an toàn, hãy để con tự mình thử nghiệm mọi thứ, ngay cả khi điều đó có nghĩa là làm bẩn quần áo hoặc làm bừa bộn phòng của con.

Thời báo Tân di dân toàn cầu-Quy định mới về trợ cấp nuôi con nhỏ và hỗ trợ  gửi nhà trẻ sẽ chính thức được thực thi từ ngày 1/8/2021

Bạn cũng có thể đáp ứng nhu cầu một cách kiên nhẫn: Trẻ sơ sinh có nhu cầu cao cần nhiều tương tác cảm xúc hơn và phản ứng kịp thời có thể tăng cường cảm giác an toàn cho trẻ. Rèn luyện khả năng tập trung: Thông qua các trò chơi như xếp hình và xếp khối, hãy để trẻ học cách đắm mình vào một thứ gì đó.

Mặc dù trí thông minh phần lớn được tạo ra do thiên bẩm, có nghĩa là đứa trẻ nào thông minh hay không đã được định sẵn từ khi hình thành trong bào thai. Tuy nhiên, đừng xem nhẹ những ảnh hưởng của môi trường và cách giáo dục của gia đình. Nếu được định hướng đúng đắn, trẻ hoàn toàn  có thể rèn luyện chỉ số IQ và cả EQ giúp cho tương lai thành công sáng lạn hơn. Bố mẹ hãy dành nhiều thời gian ở bên và nhớ rằng việc ‘phản hồi’ trẻ cũng vô cùng quan trọng đấy nhé!

 

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/nghien-cuu-tu-dai-hoc-harvard-3-bieu-hien-o-tre-nho-cho-thay-iq-vuot-troi-nhung-thuong-bi-hieu-nham-la-kho-nuoi-d116711.html