Ai cũng có lúc già, về già sẽ có nhiều điều khó khăn. Bạn sẽ cần nhờ đến sự giúp đỡ của người khác, một mình bạn sẽ không thể làm được. Một số người già họ vẫn có sức khỏe, họ vẫn có thể ăn uống, tập thể dục, chạy bộ, thái độ của họ rất kiêu ngạo không cần nhờ đến sự giúp đỡ của ai. Họ coi thường tất cả mọi người. Một khi họ không thể nào tự lo cho mình được nữa, lúc đó họ mới hiểu cảm giác bất lực và đau đớn khi không có ai giúp đỡ là như thế nào.
Một khi bạn đã trên 65 tuổi thì phải chủ động làm bạn và thân thiết với những người này. Những người này không phải là người ngoài. Đó là con cái, là bạn đời và hàng xóm thân thiết bên cạnh. Ba người này thường đáng tin cậy nhất. Hãy cùng đọc qua câu chuyện của ba người già sau đây, để xem bạn cần làm gì nhé.
Câu chuyện thứ nhất là Bác Chiên, 69 tuổi
“Năm nay tôi 69 tuổi, tôi là một công nhân đã nghỉ hưu, tôi đã về hưu được 6 năm và lương hưu của tôi khoảng 5 triệu một tháng. Tính cả vợ tôi nữa thì hàng tháng chúng tôi được gần 10 triệu tiền lương hưu.
Tôi và vợ đều thích đi du lịch, sau hai năm chúng tôi nghỉ hưu, cả hai vợ chồng tôi đã đi du lịch rất nhiều nơi. Bởi khi còn trẻ, chúng tôi quá bận rộn với công việc, với gia đình, không có thời gian để đi du lịch. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới chờ đợi được đến ngày nghỉ hưu, và đặc biệt hơn sức khỏe của chúng tôi vẫn tốt, nên chúng tôi đã quyết định đi du lịch để thỏa mãn mong muốn bấy lâu nay.
Đi du lịch thực sự mang lại cho tôi rất nhiều niềm vui. Tôi có thể ngắm nhìn nhiều phong cảnh đẹp của quê hương, tôi cũng tiếp cận và hiểu thêm nhiều phong tục tập quán khác nhau. Vợ tôi cũng nói với tôi rằng đi du lịch tuy có mệt nhưng lại mang đến nhiều điều thú vị.
Chúng tôi đã có hẳn một năm rưỡi tốt đẹp như thế. Sau khi cháu trai tôi chào đời, vợ tôi đã đến giúp chăm sóc cháu trai. Thực ra tôi không muốn cho vợ đi, bởi mấy chục năm chung sống với nhau, bỗng một ngày cô ấy đi, không có ai nấu cơm cho tôi ăn, cũng không có ai giặt giũ và làm việc nhà.
Nhưng con trai và con dâu đều bận công việc. Chúng cũng lo lắng, không yên tâm khi tìm người giúp việc chăm sóc cho cháu. Chúng tin rằng chỉ có vợ tôi mới có thể giúp chúng chăm cháu một cách chu đáo và cẩn thận nhất. Vì vậy không còn cách nào khác, vợ tôi phải giúp chúng.
Thời gian vợ đi chăm cháu trai, tôi thực sự buồn chán khi ở một mình. Thường thì khi vợ tôi ở nhà, tôi sẽ có người trò chuyện cùng. Nếu tôi bị đau đầu, vợ tôi sẽ đưa tôi đến bệnh viện kịp thời. Vợ đi chăm cháu, tôi bỗng thấy trống vắng và bất an.
Sức khỏe của tôi không được tốt lắm, nhiều khi tôi khó khăn khi tự chăm sóc bản thân mình. Ngày có vợ ở nhà, tôi thoải mái hơn nhiều, không phải suy nghĩ lo lắng gì. Thật khó khi phải chờ đợi ngày cháu trai đi học để vợ tôi được trở về.
Lúc nào gọi điện tôi cũng bảo vợ tôi nhớ về càng sớm càng tốt. Vợ tôi cũng biết tôi không thể sống thiếu cô ấy nên khi cháu vào tiểu học, vợ tôi đã thu dọn hành lý về quê sống cùng tôi.
Sau khi vợ về, tâm trạng của tôi tốt hơn rất nhiều. Có người nói chuyện với tôi, có người nấu cho tôi ăn. Khi tôi ốm cũng sẽ có người cùng tôi đến bệnh viện, lo giấy tờ để tôi không phải vất vả.
Đương nhiên, tôi đối với vợ cũng rất tốt, chuyện gì chúng tôi cũng đều bàn bạc với nhau. Chúng tôi không bao giờ cãi nhau, làm việc gì cũng hỏi ý kiến của nhau.
Càng lớn tuổi, tôi càng cảm thấy mình phụ thuộc vào vợ nhiều hơn và càng không thể sống thiếu vợ. Chúng tôi giúp đỡ lẫn nhau trong mọi việc. Cả tôi và vợ đều an ủi nhau rằng cố gắng tự chăm sóc cho mình, hạn chế việc gây rắc rối đến cho con cái. Cả hai chúng tôi giúp đỡ nhau khi về già”
Câu chuyện thứ hai là của chú Dũng, 69 tuổi
“Tôi năm nay 69 tuổi, tôi là một công nhân nhưng bị công ty sa thải. May rằng trước khi sa thải, tôi đã tiết kiệm được một khoản tiền để đóng lương hưu, vì vậy bây giờ hàng tháng tôi nhận được 2 triệu tiền lương hưu. Mặc dù số tiền đó không nhiều nhưng nó vẫn đủ cho chi phí sinh hoạt hàng ngày của tôi. Nếu gặp bệnh hiểm nghèo thì tôi chỉ biết đành phó mặc cho số phận mà thôi.
Vợ tôi qua đời vì bệnh hiểm nghèo cách đây hơn mười năm. Chúng tôi có một con trai và một con gái. Con trai sau khi tốt nghiệp đại học nó cũng đã đi làm, còn con gái tôi lấy chồng ở tỉnh khác.
Con gái tôi cứ hai năm mới về thăm vợ chồng tôi. Lúc mới cưới, một năm nó còn về được một lần. Nhưng vì mấy năm qua vì dịch bệnh, nó không thể về được. Tôi không thể dựa vào con gái để chăm sóc tôi khi về già nữa.
Tôi chỉ có thể đặt hy vọng vào con trai của mình. Con trai tôi làm việc tại địa phương, nó cũng đã mua nhà trong thành phố. Con dâu cũng là người địa phương chúng tôi, cả con trai và con dâu đều là công chức. Bây giờ công chức là nghề ổn định, lương cũng chấp nhận được.
Bây giờ tuổi tôi đã cao, tôi cảm thấy việc di chuyển của mình ngày càng trở nên bất tiện và khó khăn. Vì vậy, tôi muốn đến nhà con trai để ở, chúng có thể chăm sóc cho tôi. Nếu chẳng may đau đầu, hay ốm đau còn có người bên cạnh, còn hơn là ở quê một mình và không ai biết chuyện gì xảy ra.
Tất nhiên, tôi là một người biết điều, tôi sẽ không bao giờ làm phiền người khác nếu như tôi vẫn có thể tự chăm cho mình. Bởi tôi không muốn gây rắc rối cho người khác. Con trai và con dâu tôi cũng rất ngoan, chúng rất hiếu thảo và tôn trọng tôi.
Khi tôi gọi điện cho con trai và nói rằng tôi sẽ ở đó trong những năm tháng về già, tôi không ngờ rằng con dâu đã chuẩn bị sẵn phòng ngủ cho tôi, ga giường và chăn màn đều được giặt sạch sẽ. Con dâu còn mua sẵn một chiếc chậu nhỏ để ngâm chân cho tôi. Tục ngữ nói chẳng sai: “Con gái là con người ta, con dâu mới là con mình”.
Tất nhiên tôi cũng tự hiểu rằng khi con trai và con dâu đi làm, tôi sẽ phải tự thu xếp mọi việc trong khả năng của mình. Tôi không muốn con trai và con dâu phải lo lắng, và tôi sẽ không bao giờ can thiệp vào chuyện riêng của vợ chồng chúng. Vì chúng cũng có cuộc sống của riêng mình, tốt nhất là không nên can thiệp vào chuyện của bọn trẻ.
Còn về chuyện ăn uống ở nhà con trai, mặc dù con trai nói rằng tôi không cần trả tiền ăn nhưng tôi nghĩ hai vợ chồng chúng đi làm cũng vất vả để kiếm tiền, nên hàng tháng tôi có đưa cho chúng 1 triệu tiền ăn. Tất nhiên, 1 triệu làm sao đủ cho chi phí ăn uống của tôi.
Nhưng lương hưu hàng tháng của tôi chỉ có 2 triệu, vì vậy tôi đưa cho chúng 1 triệu là được rồi. Còn giữ một ít phòng thân.
Hơn nữa nếu con trai không nhận tiền, tôi sẽ rất xấu hổ khi sống với nó lâu dài. Dù sao hiện tại tôi đang sống hạnh phúc trong nhà con trai mình. Chúng tôi bây giờ vẫn hợp nhau”.
Câu chuyện thứ ba là của Chú Phùng, 69 tuổi
“Năm nay tôi 69 tuổi, tôi là một công chức đã nghỉ hưu, và lương hưu hàng tháng của tôi là 7 triệu. Với số tiền này tôi không phải lo lắng cho chi phí sinh hoạt hàng ngày của mình lắm.
Mặc dù tôi đã 69 tuổi nhưng cơ thể tôi vẫn khỏe mạnh, và bây giờ tôi vẫn đi lại bình thường, người ngoài nhìn vào không cho rằng tôi đã 69 tuổi.
Vợ chồng tôi chỉ có một cô con gái. Con gái tôi sau khi du học, nó đã kết hôn và ở nước ngoài luôn mà không trở về quê hương. Hiếm khi nó mới quay trở lại. Vì vậy dựa vào con gái sau này về già là chuyện hết sức khó khăn.
Con gái tôi không có điều kiện đưa tôi ra nước ngoài sống với nó. Nhưng nói thật, nếu nó có đưa tôi ra nước ngoài, chắc gì tôi đã đi, tôi không quen với cuộc sống ở nước ngoài, tôi thích ở quê hương hơn.
Tôi và vợ ly hôn rồi, sau khi ly hôn, cô ấy đã tìm được một người khác chung sống cùng. Tôi không muốn mình vướng vào những trận cãi vã trong gia đình, vì thế tôi đã quyết định sống một mình cho đến già. Đến lúc nào không còn tự lo cho mình được nữa, tôi sẽ vào viện dưỡng lão.
Tôi sống một mình trong căn nhà rộng 120m vuông, vô cùng cao ráo và rộng rãi. Hàng xóm là một cặp vợ chồng trung niên khoảng 40 tuổi. Họ là người công chức, nhưng thường xuyên tăng ca, tôi không thấy bố mẹ hai bên không đến giúp họ trông con được vì sức khỏe họ không tốt và đều ở quê.
Bà con xa chẳng bằng láng giềng gần, ở gần nhau nên giúp nhau được việc gì thì tôi giúp thôi. Tôi là người hoạt bát, vui vẻ và thích kết bạn. Vì vậy, nhiều lần tôi đã tự làm bánh và tôi chia cho hàng xóm của mình nếm thử. Sau khi thân nhau được một thời gian, vợ chồng họ cảm thấy tôi không tệ nên họ cũng trở nên tốt với tôi hơn.
Khi hai người đi làm tăng ca, không ai chăm con được, họ sẽ đưa con đến nhà tôi. Tôi sẵn sàng giúp đỡ họ, dù sao tôi cũng không có gì làm.
Tôi cũng xem việc này là chuyện vui nên nhận lời nhanh chóng. Đặc biệt, đứa trẻ rất biết nghe lời, suốt ngày nó gọi tôi là ông nội, trái tim tôi muốn tan chảy. Vì thế tôi cũng rất thích nó, tôi nghĩ tôi sẽ rất vui vẻ nếu ở cùng nó.
Vợ chồng hàng xóm càng đối xử với tôi tốt hơn, khi ở quê lên họ sẽ cho tôi một số đồ ăn ngon. Và thỉnh thoảng nếu nhà tôi có việc, như bóng đèn hỏng thì họ sẵn sàng giúp đỡ. Cả tôi và họ đều rất vui vẻ.
Một lần vào nửa đêm tôi cảm thấy không khỏe, tôi gọi điện cho vợ chồng họ, và chính họ đã đưa tôi đến bệnh viện. Sau khi tôi từ bệnh viện về, họ thường xuyên sang thăm tôi, còn giúp tôi nấu đồ ăn, tôi thực sự biết ơn họ.
Tôi cảm thấy mình đã gặp được những người hàng xóm tốt bụng, tất nhiên là vì tôi cũng đối xử tốt với họ. Họ biết đối xử tốt với tôi. Dù sao mối quan hệ hiện tại của chúng tôi rất tốt, và tôi thích cuộc sống như vậy”
Lời nhắn gửi cuối cùng
Khi một người đến độ tuổi nhất định, đặc biệt là khi thân thể không còn tốt nữa, hoặc không thể đi lại, rất khó có thể dựa vào sức mình để lo cho mình. Lúc này bạn cần có sự giúp đỡ của người khác, nếu muốn người ngoài giúp đỡ thì không thể được, vì chúng ta không quen biết vì với người ngoài, làm sao họ có thể giúp chúng ta.
Cho nên lúc đó chúng ta chỉ có thể nghĩ đến vợ con, hàng xóm láng giềng, bởi vì những người này là những người thân cận nhất xung quanh. Chỉ cần chúng ta tỏ ra chân thành với họ, thì họ sẽ đối xử với chúng ta tốt. Vì vậy, khi con người đến độ tuổi nhất định, bạn cần phải làm bạn và thân thiết với ba người trên này, để tuổi già chúng ta được an nhàn và yên tâm hơn.
Bạn đã làm gì để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với vợ/ chồng, con cái và hàng xóm của mình chưa? Hãy chia sẻ cách của mình cho mọi người cùng biết nhé!