Trong xã hội, khi đã bình đẳng thì cả con trai và con gái đều có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ khi lớn lên. Vì vậy, đối với một gia đình con trai và con gái không có sự khác biệt. Sau đó, khi về già, người ta lại có xu hướng tìm con trai để nhận sự giúp đỡ nhiều hơn thay vì tìm con gái.
Nhưng nói đến báo hiếu và phụng dưỡng tuổi già thì thực ra đều giống nhau. Nhất là nếu chẳng may cha mẹ có vấn đề gì về sức khỏe, thì phận làm con phải lo toan, chăm sóc. Không cần phải nói, mà đấy là việc đứa con nào cũng phải biết.
Tuy nhiên, nhiều gia đình hiện nay vẫn có tình trạng con trai là số 1, con gái chỉ là số 2. Vì kiểu gì con gái cũng lấy chồng xa, không ở gần chăm sóc được.
Cũng giống dì Hồng, 70 tuổi, từng nghĩ rằng con trai mình đáng tin cậy hơn con gái. Dì nghĩ con gái đi lấy chồng chẳng khác nào bát nước đổ đi. Nhưng sau khi trải qua nhiều chuyện, cô mới nhận ra rằng: “Khi về già, tôi mới nhận ra rằng con trai tôi thực sự khác với con gái”.
Tại sao dì Hồng lại nói như vậy? Và sự khác biệt giữa con trai và con gái là gì?
Dì Hồng kể:
“Nói đến con cái, gia đình tôi không có tư tưởng coi trọng con trai hơn con gái, không cần quan trọng việc sinh được trai hay gái.
Khi các con còn nhỏ, chúng cư xử rất hiếu thảo, nhất là con trai tôi. Cho dù là đi học, hay đi làm đứa con trai này của tôi vẫn đối xử với chúng tôi rất tốt.
Vì vậy, cho dù vợ chồng đối xử công bằng với hai con, nhưng vẫn dựa vào con trai nhiều hơn. Vì suy nghĩ nuôi con để sau về già có người nuôi dưỡng, nên chúng tôi thường có xu hướng dựa dẫm vào con trai nhiều hơn. Con trai có nghĩa vụ và trách nhiệm hơn con gái, thực tế đã chứng minh.
Tuy nhiên, khi con trai và con gái kết hôn, tôi cũng đã già, tôi thấy rằng con trai và con gái rất khác nhau.
1. Sống với con trai khác gì sống với con gái:
Sau khi nghỉ hưu ở tuổi 55, vợ chồng tôi không được nghỉ ngơi luôn mà lao vào chăm cháu, chăm con dâu.
Vừa nghỉ hưu tôi đã lên chức bà nội, đến nhà con trai để chăm sóc con dâu và cháu nội. Lúc ở nhà con trai, thời gian đầu tôi rất vui, vì có cháu để bồng bế. Sau khi cháu lớn đi học, tôi cũng không ở đó nữa. Tôi thấy rất may mắn vì không ở lâu dài với con trai.
Thời gian ở nhà con trai, tôi thấy không dễ dàng chút nào. Đầu tiên là vấn đề mẹ chồng con dâu, tôi luôn cẩn thận với con dâu, vì tôi biết con dâu là người có tiếng nói nhất trong gia đình. Vì vậy, cho dù trường hợp nào, tôi cũng không bao giờ làm gì, nói gì quá đáng để có mâu thuẫn.
Tuy nhiên, dù có thế nào cũng không thể tránh những mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, và luôn bị con dâu chọc tức. Tôi chăm cháu trai, tôi góp tiền vào ăn uống, lo toan mọi việc cho con cho cháu.
Còn con dâu tôi cho rằng tôi vô tích sự, ăn bám, nhìn thấy tôi là chướng mắt. Còn kén chọn đồ ăn tôi nấu. Lúc thì chê bảo nấu không ngon, lúc thì nhắc chưa giặt quần áo, chưa lau nhà, có lúc lại bảo tôi không chịu chăm cháu. Bảo tôi không tốt và luôn soi mói con dâu khắp mọi nơi.
Con dâu thì thôi đi cũng được, nhưng đến con trai, nó không cần biết ai đúng ai sai, đầu tiên vẫn là bênh vợ trước. Những lúc đó, con trai thường đứng ra can ngăn. Sau cãi vã, tôi thường nghe con trai nói với con dâu rằng:
“Mẹ là người như vậy, em đừng so đo, tính toán”.
Khi đến nhà con gái, tôi có cảm giác khác hẳn.
Phụ giúp con trai 2 năm, thì con gái tôi cũng sinh em bé, do thông gia đã có tuổi, không còn khỏe để chăm sóc, nên việc này dường như lại trở thành trách nhiệm của tôi. Tôi được vợ chồng con gái nhờ đến để giúp đỡ.
Khi sống ở nhà con gái, cả con gái và con rể rất hoan nghênh sự có mặt của tôi. Mặc dù chúng tôi chỉ lên giúp chúng chăm sóc con cái và việc nhà thôi. Những tháng ngày ở nhà con gái, tôi được chúng tôn trọng hơn khi ở nhà con trai.
Con rể cũng đối xử với tôi còn tốt hơn cả con dâu. Ở bên nhà con gái, chúng tôi có mâu thuẫn gì, con gái nói gì tôi, con rể cũng luôn là người tốt và hiểu lý lẽ. Có lần, tôi đưa cháu đi chơi công viên, vô tình chẳng may để cháu ngã, con gái tôi giận và có chút không kiềm chế được mà nói lớn giọng với chúng tôi. Khi đó con rể sẽ bảo: “Chuyện này mẹ cũng không cố ý, có người bà nào mà muốn cháu mình bị thương đâu. Con mình còn nhỏ, đi chưa vững, ngã là chuyện bình thường, sao lại trách mẹ?”.
Vì vậy, sống ở nhà con trai thực sự khác với sống ở nhà con gái. Tuy rằng, việc sống ở nhà con trai là điều đương nhiên, nhưng chắc chắn mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu sẽ không được tốt đẹp như ý muốn. Còn sống ở nhà con gái, tôi như là khách, con rể đối xử rất tốt với chúng tôi.
2. Con trai thường ít quan tâm và chăm sóc hơn con gái
Năm năm trước, tôi có một cuộc phẫu thuật. Mặc dù nó không lớn và nghiêm trọng nhưng vẫn cần người chăm sóc. Về phần con trai, lúc đầu nó cùng tìm kiếm bệnh viện và đưa tôi đến nhập viện. Nhưng sau khi mổ, chẳng thấy con trai ở lại chăm lần nào. Tôi nằm viện 4 ngày, chỉ có con gái ở bên cạnh ngoại trừ chồng tôi.
Lúc đó, con gái tôi phải xin nghỉ làm 10 ngày. Còn không ngại vất vả, bẩn thỉu, chăm sóc ngày qua ngày. Quả thật con trai và con dâu không thể chu đáo bằng.
Con trai nó thà bỏ tiền để trả viện phí cho tôi, cho tiền chi tiêu ăn uống, nhất định không thể nào ở lại chăm sóc.
Khi vợ chồng tôi sống một mình, con trai tôi ở gần, chỉ cách chục cây số, nhưng tính số lần về thì không được bao nhiêu. Con gái ở xa nhưng mỗi tháng vẫn sắp xếp về thăm hai lần. Cũng thỉnh thoảng đưa vợ chồng tôi đến nhà ăn Tết cùng. Ngay khi có thời gian rảnh, con gái sẽ đưa chúng tôi đi du lịch cùng, đưa chúng tôi đi ăn những món ngon.
Vào những dịp Tết và lễ hội, con trai chỉ cho chúng tôi một chút tiền để mua đồ ăn ngon, còn không ở lại. Những người già khi có dịp Lễ Tết chỉ mong con cháu ở bên cạnh, sum vầy đầm ấm bên nhau, không đòi hỏi tiền bạc gì của chúng.
Vì vậy, về nhiều mặt, con trai không chu đáo và quan tâm bằng con gái.
Trên thực tế, vì khoảng cách và thời gian, giữa con trai và con gái sẽ có khác biệt, nhưng sự khác biệt này là bình thường. Ở bên con trai nhiều, dựa dẫm vào con nhiều, tự nhiên sẽ có nhiều mâu thuẫn, những chuyện xung đột không đáng có xảy ra.
Nhưng khi ở với con gái, lại cảm thấy được chăm sóc. Thực ra cũng rất dễ hiểu, ở nhà con gái đâu phải là nhà của mình, đó là nhà của con rể. Và khi mình tới, tự khắc sẽ thành “khách”, mà khách thường thì sẽ được chăm sóc chu đáo. Đây cũng là bản chất của con người, giống như khi họ hàng nhà mẹ chồng đến, họ sẽ được tiếp đãi nồng hậu, vì sợ bị bỏ qua và để lại ấn tượng xấu.
Vì vậy, dù con trai, con gái chúng ta cư xử thế nào, thì người già chúng ta cũng phải giữ thái độ lạc quan, tâm lý vững vàng, bình tĩnh, chắc chắn cho dù chuyện gì xảy ra, chúng ta cũng sẽ chấp nhận được.