Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện 

Khoảnh khắc phát hiện ra số tiền mồ hôi nước mắt của mình bị lấy đi một cách trắng trợn, tôi tức giận và đau đớn vô cùng.

Tôi là Lan, 28 tuổi, hiện đang làm việc ở thành phố. 2 năm trước mẹ tôi qua đời do bị bệnh, giờ chỉ còn bố tôi sống một mình ở quê. Tôi luôn phấn đấu làm việc chăm chỉ, với mong muốn mua một ngôi nhà rộng hơn để đón bố lên thành phố ở cùng. Thế nhưng, một ngày nọ, đang trong giờ làm việc thì cô Nga – hàng xóm gần nhà đột nhiên gọi điện cho tôi. Giọng điệu có phần mơ hồ, cô nói với tôi bố tôi có bạn gái rồi đấy, lúc nào về quê thăm bố mà xem mặt.

Nghe tin, tôi liền gọi điện về hỏi thăm bố và ói khi nào có thời gian sẽ về thăm nhà. Ông có chút ậm ừ, ngập ngừng rồi nói:

– Thôi con ạ, rảnh thì về, bận quá thì thôi, bố ở nhà vẫn ổn mà…

Quả nhiên là có vấn đề! Sau khi suy nghĩ, tôi cũng không hỏi thêm nữa. Dù sao mẹ tôi cũng ra đi hai năm rồi, giờ bố có người bầu bạn tuổi già cho đỡ buồn cũng là chuyện già. Nếu bố có dự định tái hôn thì ông nhất định sẽ tự mở lời với tôi.

Một thời gian sau, cuối cùng bố cũng chủ động gọi điện cho tôi. Giọng có chút lo lắng, ông ngập ngừng nói với tôi về người vợ, cô ấy là Liên. Cô Liên và bố tôi gặp nhau khi đi thăm một người bạn cũ, cô ở tỉnh khác lên đây để giúp con trai chăm cháu. Tôi vừa mừng vừa lo, nhưng cũng chỉ nói với bố qua điện thoại rằng chỉ cần bố vui là được, tôi sẽ luôn ủng hộ ông.

Bố tôi sức khỏe yếu nên đã làm đơn xin về hưu sớm. Vì nghỉ hưu sớm nên lương hưu của bố cũng không cao. Ngày mẹ tôi còn sống, hai người cùng góp lương, cuộc sống cũng  thoải mái. Nhưng sau khi mẹ mất, chi tiêu trong nhà cũng phải tiết kiệm lại. Mẹ đi rồi, ở một mình nên cuộc sống của bố tôi trở nên khá đơn điệu và nhàm chán. 

Tôi đi làm xa nhà nên cũng không có nhiều thời gian chăm sóc bố. Vì vậy hai năm qua tôi gửi về cho bố 5 triệu mỗi tháng,  thỉnh thoảng mua thêm thuốc bổ. Khi nhà có thêm người, chi tiêu chắc chắn sẽ tăng lên. Dù cô Liên có lương hưu nhưng tôi vẫn gửi thêm 2 triệu mỗi tháng với mong muốn 2 người sẽ có cuộc sống bình yên. 

Tháng nào tôi cũng đều đặn chuyển tiền vào mùng 5 hàng tháng. Nhưng hôm nay, tháng cũ còn chưa hết bố đã gọi điện và ngập ngừng hỏi tôi có thể chuyển trước tiền tháng sau không? Tôi khá bất ngờ, bảo bố chờ cuối tuần tôi về nhà rồi sẽ đưa tiền sau. 

Vừa cúp máy thì cô Nga lại gọi cho tôi, tiết lộ một sự thật động trời. Thì ra cháu của cô Nga sống cùng khu chung cư với vợ chồng con trai cô Liên. Nửa năm nay, con trai cô Liên thường xuyên xuống tụ tập chơi bời, không đi làm gì cả. Khi cháu của cô Nga hỏi thăm thì con cô Liên khoe mẹ mới tìm được chồng mới nhiều tiền lắm nên không còn áp lực về kinh tế nữa.

Nghe xong, tôi vừa tức giận vừa khó hiểu. Không lẽ đây là lý do bố tôi gọi điện hỏi tôi chuyển tiền sớm? Tôi liền gọi lại cho bố và hỏi về số tiền. Lúc đầu bố có vẻ trốn tránh, chỉ nói nhà đông người nên tiền tiêu nhanh.

Nhưng thấy tôi hỏi đi hỏi lại nhiều lần, bố tôi tỏ ra bực bội: 

– Tiền con đưa bố là của bố rồi, dùng thế nào là quyền của bố. Nhà cô Liên xảy ra chút việc cần đến tiền, con không phải lo.

Tôi thở dài, cũng nói thẳng với bố rằng dạo gần đây tôi không chuyển tiền được vì công ty chậm lương, nếu có chuyện gì gấp sẽ tính sau. Nói xong, tôi cúp máy.

Mấy hôm sau, có số lạ gọi đến. Hoá ra là cô Liên gọi hỏi tôi khi nào gửi tiền về cho bố và nói trong nhà hết các loại thuốc bố uống rồi.Tôi liền hỏi lại thiếu những thuốc gì, tôi sẽ mua gửi về.

Cô Liên liền cười nói:

– Ôi nhưng mà ngoài thuốc thang ra còn phải mua thịt thà mắm muối cho bố con nữa. Con cứ gửi tiền về, cô tự tính cho tiện.

Tôi có chút khó chịu nên từ chối:

– Cô ạ, thời gian này cháu cũng đang cần tiền nên tạm thời không gửi tiền về được, cháu cũng đã nói với bố cháu rồi, cháu đã dặn bố có gì cần thì cứ nói với cháu.

Im lặng một lúc, đột nhiên cô Liên gắt gỏng: 

– Sao con lại sống như thế được hả? Có biết bố con ốm yếu lắm không? Không gửi tiền về thì cả nhà sống kiểu gì hả?

Tôi mặc kệ, cúp điện thoại mà thầm nghĩ nhất định phải về quê một chuyến cho ra ngô ra khoai vụ này. 

Cuối tuần, tôi về nhà, nhìn bố tôi co ro một góc ở sô pha, lòng tôi chua xót khó tả. Tôi nói thẳng: 

– Con không phản đối bố tái hôn với cô Liên, đó là quyền tự do của bố, thấy bố có người bầu bạn con cùng mừng. Nhưng con không muốn lòng tốt của cả bố và con bị lợi dụng. Số tiền hàng tháng con gửi bố con cũng đã biết cô Liên lấy cho con trai cô ấy rồi. Bố không cần giấu con.

Cô Liên nghe thấy vậy thì xông ra:

– Cô bảo ai lợi dụng? Tôi với bố cô cưới nhau đàng hoàng, con trai tôi cũng là con của bố cn. Người nhà giúp nhau thì có gì sai trái? Cô đừng có mà ích kỷ, đặt điều cho người khác như thế!

Bố tôi vẫn im lặng, không nói gì.  Cơn tức giận của tôi lên đến đỉnh điểm:

– Tiền của tôi, sử dụng ra sao, đưa cho ai là quyền của tôi. Tôi đưa tiền cho bố vì muốn bố sống tốt hơn chứ không phải để cầm đi cho người lạ. Nếu bà nói con trai bà cũng là con của bố tôi, mời bà tìm anh ta mà đòi tiền thuốc men, thịt thà, còn tôi chịu.

Nói rồi, tôi đi thẳng ra khỏi nhà. Mấy tháng sau đó, tôi nhất quyết không gửi một đồng nào về, mặc cho cả bố tôi lẫn cô Liên gọi điện. Tôi chỉ mong bố có những ngày cuối đời yên ổn, nhưng xem chừng khó. Không tôi phải báo hiếu với bố như thế nào mà người khác không thể lợi dụng đây?

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/khong-ngo-tien-gui-cho-bobi-me-ke-rut-het-toi-quyet-dinh-ve-que-mot-chuyen-thi-vo-le-moi-chuyen-d247824.html