Khi nào người ta cảm thấy bất lực nhất? Có người nói chính là lúc không có tiền, cũng có người nói khi không có chỗ dựa. Cho dù là câu trả lời thế nào cũng không quan trọng đúng sai, khi một người lâm vào cảnh khó khăn, thường sẽ cảm thấy ngay tại thời điểm đó là khó khăn nhất.
Tuy nhiên, chỉ cần còn sống, dù có khó khăn đến đâu cũng sẽ từ từ vượt qua, nếu một người mất đi cơ hội sống, đó chính là thời điểm bất lực nhất.
Khi con người còn sống, họ luôn tự an ủi mình rằng sẽ có một ngày như vậy. Nhưng khi ngày đó thực sự đến, họ vẫn muốn nắm bắt cơ hội được sống.
Không có gì sai khi họ có suy nghĩ như vậy cả, nhưng cơ hội đã đánh mất từ lâu mà không biết. Đến lúc nhận ra được thì đã quá muộn.
Đối với nhiều phụ nữ, chồng và con thường là trên hết, là quan trọng nhất. Thậm chí là toàn bộ cuộc sống. Công việc chính của họ là gánh vác gia đình thật tốt, cố gắng để mang lại cho chồng con những điều tốt đẹp nhất, đó chính là mong muốn lớn nhất của họ.
Như câu chuyện của dì Hương, khi còn trẻ dì cũng nghĩ như vậy, dì cho rằng mình là một người vợ, là một người mẹ tốt. Về điểm này thì chồng con cũng đã công nhận.
Nhưng một người vợ, người mẹ tốt như vậy lại trở thành một người khốn khổ sau khi mắc phải căn bệnh ung thư. Điều khiến bà day dứt không chỉ là bệnh tật mà còn là thái độ của các con.
Người ta nói rằng có bố mẹ thì mới có nơi về, không có bố mẹ thì không còn nơi nào để về. Cho nên hiếu thảo với bố mẹ là trách nhiệm và nghĩa vụ của người làm con, nhưng đâu có dễ dàng để làm được điều này.
Một căn bệnh không chỉ ảnh hưởng đến người mắc phải, còn ảnh hưởng đến mọi thành viên trong gia đình, ngay cả những đứa trẻ.
Dì Hương năm nay đã 60 tuổi, trước đây dì cũng sống một cuộc sống như hầu hết người khác. Dì chăm sóc chồng con chu đáo, làm việc nhà, hòa thuận với gia đình, nhưng từ khi dì phát hiện bản thân có bệnh, bầu không khí trong nhà đã thay đổi. Gia đình thỉnh thoảng lại xảy ra cãi vã vì một số chuyện vặt vãnh. Dì biết rằng nguyên nhân từ dì mà ra.
Từ khi dì bị bệnh, con cái không chỉ tốn tiền mà còn phải dành nhiều thời gian chăm sóc cho dì. Lúc đầu hai người con thay phiên nhau chăm sóc, nhưng lâu dần có xung đột và cãi nhau.
Người em trai thì hy vọng chị gái có thể quan tâm và dành nhiều thời gian cho dì hơn. Nhưng người chị lại nói rằng mình còn có gia đình phải chăm sóc, vì vậy nghĩ em trai là người nên gánh vác công việc chăm sóc mẹ.
Dì Hương cảm thấy rằng dì đã dành cả cuộc đời mình cho gia đình này, nhưng cuối cùng các con lại không dành nhiều thời gian cho dì.
Dì luôn đặt con cái lên hàng đầu, vốn dĩ dì cho rằng con cái cũng sẽ đối xử với mình tốt như mình đối xử với con cái, nhưng đến ốm đau dì mới phát hiện đây chỉ là sự mộng tưởng của bản thân.
Dì không bao giờ ngờ rằng mình sẽ trở thành gánh nặng cho các con khi già yếu và bệnh tật.
Điều làm cho dì không thể chấp nhận được chính là các con dì lại yêu cầu dì nên suy nghĩ cho chúng. Chúng nói rằng chúng có công việc riêng, gia đình riêng. Chẳng những thế chúng còn bảo mỗi người cũng có gánh nặng riêng của mình, bệnh dì thì dì phải tự chịu, chúng không thể lo cho dì được.
Di Hương không đồng ý, dì cảm thấy mình đã cố gắng rất nhiều để nuôi dạy và chăm sóc con cái trưởng thành và lập gia đình. Bà vẫn muốn sống một cuộc sống tốt đẹp, làm sao bà có thể từ bỏ dễ dàng như vậy, cho dù chỉ có 10 % cơ hội, dì vẫn phải nắm lấy nó.
Sau đó dì quyết định vào bệnh viện để điều trị, và các con của dì cũng đến thăm dì mỗi ngày, nhưng lần nào chúng cũng đến vội rồi đi vội.
Mặc dù cảm thấy mình là gánh nặng cho con cái, nhưng dì cũng không muốn từ bỏ.
Khi còn trẻ, dì cũng có ước mơ của riêng mình, cũng từng nghĩ đến việc đi du lịch khắp nơi. Nhìn thấy con cái lập gia đình, dì bắt đầu nghĩ về cuộc sống sau này khi về già. Nhưng cuộc sống không biết trước được điều gì, dì chưa bao giờ nghĩ rằng bản thân sẽ rơi vào tình hình hiện tại. Khi còn khỏe, dì đã tiết kiệm tiền giúp đỡ chúng mua nhà, mua xe hơi, còn giúp chúng chăm sóc con cái.
Dì ấy luôn nghĩ rằng một ngày nào đó dì ấy sẽ sống cuộc sống của mình, tự do, thoải mái, nhưng chẳng may lại gặp phải bệnh ung thư quái ác.
Trước đây, có người khuyên dì nên nghĩ đến bản thân nhiều hơn, chứ không nên nghĩ cho con cái quá nhiều. Nhất là khi chồng dì qua đời, lúc đó dì không nói gì cả, chỉ nghĩ rằng ngoài chồng ra, con cái mới là người thân thiết nhất của mình. Nên tất nhiên việc gì dì cũng sẽ nghĩ đến con cái. Suy cho cùng, lúc về già cũng phải dựa vào con cái mà thôi.
Nhưng không ngờ rằng lúc dì bất lực nhất, con cái ở gần lại không quan tâm đến dì ấy. Mỗi khi nghĩ đến những điều này, dì cảm thấy rất buồn, cộng với sự dày vò của bệnh tật, dì càng cảm thấy đau đớn hơn.
Thậm chí, có lúc dì đã nghĩ đến việc bỏ cuộc, nhưng dì không đành lòng, khi nghĩ rằng mình đã dành cả cuộc đời cho người khác mà chưa bao giờ thực sự sống cho chính mình.
Cho đến khi mắc bệnh ung thư, dì mới biết người thân thiết nhất trong cuộc đời mình không phải là chồng con mà chính là bản thân mình. Bởi chỉ có dì mới hiểu được nỗi đau của bệnh tật, của những cơn đau mà bản thân đang chịu đựng.
Thứ nhất, người thân nhất không phải là vợ, là chồng
Có người nói, phụ nữ lấy chồng như thế nào mới quyết định cuộc sống của bản thân tốt hay không tốt. Câu nói này được rất nhiều phụ nữ cho là đúng, họ cho rằng sau khi kết hôn, mọi việc nên để đàn ông làm chủ. Nên coi trọng chồng mình, hãy xem họ là người thân nhất. Người đàn ông tốt, chắc chắn cuộc sống của người phụ nữ sẽ tốt.
Tất nhiên, cũng có trường hợp yêu đàn ông đến mức đánh mất chính mình, coi đàn ông là chỗ dựa tinh thần của mình.
Những người phụ nữ như vậy sẽ đặt chồng lên hàng đầu, lâu dần sẽ bỏ qua cảm xúc của bản thân. Cho rằng cảm xúc của chồng là cảm xúc của mình, sẽ vì chồng mà từ bỏ nhiều thứ, nhưng con người cũng có cảm xúc, cũng có mong muốn nhất định. Nếu không được chồng đáp lại công sức của mình, bạn sẽ rơi vào những lo lắng được và mất.
Đây là một loại mâu thuẫn nội tâm, sẽ dần làm hao mòn nhiệt huyết sống của mỗi người.
Người chồng là người bạn đời, nên phụ nữ không chỉ lo chu toàn mọi việc cho anh ta, còn quan tâm đến người thân của anh ta. Nếu như vậy lâu dài, phụ nữ sẽ mất đi sự hấp dẫn của chính mình, dù có làm gì người đàn ông cũng không còn thích thú với bạn nữa.
Cũng giống như dì Hương, bà đã làm việc chăm chỉ vì chồng nhưng ông ấy chưa bao giờ đối xử tốt với bà như vậy. Trong ba mươi năm chung sống, chồng bà luôn đóng vai người nhận, còn bà luôn là người cho đi. Nhiều lần dì tỏ ý không bằng lòng, nhưng chồng dì không quan tâm, cho rằng dì đạo đức giả.
Trong suy nghĩ của người phụ nữ, vợ chồng là một, lẽ ra phải thấu hiểu và quan tâm đến nhau, nhưng ngoài đời để làm được điều này không dễ. Bởi bản tính ích kỷ, nhất là những người khôn ngoan và lý trí. Người ta nói rằng trong một mối quan hệ lâu dài, người phụ nữ dù có yêu thương đến đâu thì cũng sẽ bị thời gian bào mòn. Vị trí cũng sẽ dần thay đổi.
Vì vậy, nhiều người đàn ông khi suy nghĩ hay làm việc gì cũng đều đặt mình lên hàng đầu, thậm chí còn bỏ qua cảm xúc của vợ.
Nếu một người phụ nữ xem người chồng là người thân thiết nhất, cô ấy sẽ thấy việc chồng mình không hồi đáp lại là điều không chấp nhận được.
Những người phụ nữ như vậy thường sống rất mệt mỏi và đầy oán hận trong hôn nhân, sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Một người muốn sống thoải mái thì phải đặt bản thân lên hàng đầu. Chỉ khi sống tốt thì mới lan tỏa sự tích cực đến mọi người xung quanh. Nếu không thì chỉ tiếp tục đấu tranh nội tâm, luôn dằn vặt, cho rằng bản thân mình đã hy sinh cho đối phương rất nhiều. Nhưng đối phương lại cho rằng đấy là nghĩa vụ của bạn, rằng bạn sẵn sàng tự nguyện làm cho họ và bạn sẽ không nhận được phản hồi như ý muốn.
Thứ hai, người thân nhất không phải là con cái
Có con là mong ước của nhiều người, tuy xuất phát điểm khác nhau nhưng mục tiêu đều có một điểm chung. Đó chính là trông cậy vào con cái khi về già. Không thể phủ nhận đây là bản chất của con người, nhưng cũng không thể ỷ lại vào người khác. Nếu không cuối cùng người phải chịu thiệt thòi là chính mình.
Bố mẹ luôn vì con cái mà làm tất cả, sẵn sàng chịu nhiều đau đớn và tủi hờn, chỉ những ai làm bố mẹ mới có thể thấu hiểu được những điều này. Nên hãy yêu con cái, yêu bố mẹ và đặt họ lên hàng đầu.
Nói thì là hợp lý nhưng thực tế lại khác xa. Bởi con cái rồi sẽ lớn, sẽ có gia đình riêng, công việc và bạn bè riêng. Nhiều khi con cái không còn phụng dưỡng bố mẹ được nữa.
Nếu một người coi con cái như người thân nhất, chắc chắn họ sẽ phải thất vọng rất nhiều.
Giống như dì Hương, khi bất lực nhất, bà mong con cái mình đưa đi khám bệnh, chăm sóc cho mình, kết quả là con cái đắn đo rất nhiều. Dù có thân thiết đến mấy, chúng cũng sẽ không dốc hết sức lực chăm sóc đâu, dù sao con cái cũng có sự nghiệp riêng, còn lo cho gia đình nhỏ.
Đương nhiên, trong hoàn cảnh này, dì Hương phải coi con cái như người thân nhất của mình. Nhưng khi còn trẻ, giá như dì không nên quá kỳ vọng quá nhiều vào con cái, người thân nhất chính là bản thân mình chứ không phải người khác.
Khi bạn coi mình là người thân thiết nhất, bạn sẽ coi trọng cơ thể mình hơn, yêu bản thân mình hơn, và bạn sẽ có thể sống một cuộc sống tử tế khi về già.
Vì con cái mà chiều theo ý chúng, bắt bản thân theo điều chúng muốn không phải là điều tốt. Khi đối tốt với con cái, mỗi người cũng cần phải thả lỏng bản thân mình, trân trọng thân thể của mình, học cách chiều lòng bản thân.
Thứ ba, người thân nhất chính là tôi
Khi còn trẻ, chúng ta chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có một ngày mình cô đơn bơ vơ, cứ nghĩ rằng vợ con sẽ luôn ở bên mình. Nhưng thực tế là dù có yêu bao nhiêu thì sẽ có một ngày sẽ phải rời xa nhau, và luôn có một người phải đi trước. Con cái cũng một ngày nào đó sẽ có cuộc sống và thế giới riêng của mình.
Dù là thân, nhưng nếu không có sự đối xử với nhau đàng hoàng thì cũng dần dần mất đi cái tốt đẹp giữa họ hàng với nhau mà thôi.
Đôi khi quá tốt với người khác không phải là điều tốt, rồi cuối cùng bạn cũng sẽ nhận ra rằng đối tốt với chính mình là tốt nhất. Nếu một người không biết trân trọng bản thân thì sẽ không được người khác trân trọng.
Đặt bản thân lên hàng đầu, coi mình như người thân thiết nhất không chỉ là quan tâm đến bản thân, cho mình quyền được thoải mái mà còn là cho gia đình một không gian vui vẻ và lạc quan.
Chỉ khi một người biết cách trân trọng bản thân và cảm thấy hạnh phúc, thì sẽ không phải lo lắng về việc không nhận được phản hồi từ người khác. Và sẽ giữ được thái độ lạc quan, tích cực đối với mọi việc xung quanh.
Khi một người biết tự tiết chế cảm xúc của mình thì nhiều bệnh tật sẽ tránh xa và có thể sống đàng hoàng trước những đổi thay của cuộc sống.
Con người hãy cố gắng hết sức yêu thương bản thân trong khi còn có thể, để cho mình có cơ hội cảm nhận hạnh phúc, để mình trở thành một người có khả năng hạnh phúc. Đừng đợi đến khi không có khả năng nữa, chỉ khi ốm đau mới tỉnh ngộ. Lúc đó chỉ có thể động viên cố gắng mà thôi.