Chị M.L (Thái Bình) và chồng là bạn cùng học đại học và sau đó trở thành người yêu của nhau, gia cảnh hai người ở mức trung bình khá. Thời gian hẹn hò, cả hai có mối quan hệ hài hòa, vui vẻ, nhiều kỉ niệm đẹp.
Cũng chính vì tình cảm tốt đẹp này, sau khi tốt nghiệp đại học, chị M.L mới có đủ tự tin để theo chồng đến thành phố nơi anh lớn lên để phát triển sự nghiệp (lúc vừa tốt nghiệp, chị M.L vốn có lựa chọn khác, ở lại thành phố mình học để làm cho công ty nước ngoài với mức lương cao).
Mâu thuẫn với nhà chồng
Ngày vui ngắn chẳng tày gang, cuộc sống cũng không dễ dàng như chị M.L tưởng tượng. Sau khi kết hôn và theo chồng, đến thành phố quê hương anh để tìm việc làm, mối quan hệ giữa chị M.L và gia đình chồng bắt đầu xuất hiện một số vấn đề.
Thứ nhất, chồng chị M.L thi đỗ công chức, trong khi chị làm việc ở một công ty tư nhân, tính chất công việc khác nhau, yêu cầu cũng khác nhau khiến hai vợ chồng không tìm được điểm giao trong công việc, không thông cảm cho nhau. Thứ hai, bố mẹ chồng chị M.L không hài lòng với việc chị có hộ khẩu ngoại tỉnh và không có công việc ổn định như chồng chị.
Ảnh minh họa.
Đôi lúc, chị M.L phải đi sớm về khuya, khiến bố mẹ chồng cảm thấy khó chịu, không hài lòng. Dù chị M.L đã giải thích rất nhiều lần, bố mẹ chồng chị vẫn phản đối việc chị đi làm cho công ty tư nhân.
“Nghĩ lại thì có lẽ chồng tôi quyết định cưới tôi một phần vì nhà tôi không thách cưới cao, tôi lại không đòi hỏi gì, thậm chí chịu sống chung với bố mẹ chồng sau khi kết hôn. Trên thực tế, bố mẹ chồng không có khả năng giúp chúng tôi mua nhà mới.
Trong 8 năm đầu của cuộc hôn nhân này, việc sống chung với bố mẹ chồng khiến tôi cảm thấy mình không khác gì một người giúp việc do chồng và bố mẹ chồng thuê. Mặc dù họ không đối xử tệ bạc với tôi, nhưng tôi có thể cảm nhận được sự khinh thường từ họ trong từng câu nói, từng cử chỉ hành động. Song, vì con cái và cũng vì tôi không đủ can đảm bứt khỏi lối mòn, tôi chỉ có thể cố gắng, nhẫn nhịn nén giận trong âm thầm”, chị M.L cay đắng nhớ lại.
Gió đổi chiều
Nào ngờ, đến năm thứ 9, ngôi làng quê của chị M.L giải tỏa mặt bằng, toàn bộ đất đai nhà chị M.L thuộc diện quy hoạch giải tỏa, hợp nhất vào thành phố lớn gần đó. Do chị M.L là con một, cha mẹ chị M.L không ngại chia cho con gái rất nhiều của cải và bất động sản. Cầm tiền trong tay, chị M.L tự do hơn hẳn, quyết đoán đầu tư, sinh lãi liên tục. Hiện tại, với khối tài sản hàng chục tỷ đồng cùng với 6 căn nhà, chị M.L không còn phải chịu đựng nữa.
Ảnh minh họa
Đặc biệt, nhà chồng có thái độ khác hẳn với chị, bố mẹ chồng không còn cằn nhằn, phàn nàn chuyện con dâu ra ngoài bàn chuyện làm ăn. Ngày nghỉ, ông bà cũng không đòi hỏi chị M.L phải cơm nước rót phục vụ họ hàng như trước mà ngược lại, luôn khách khí hỏi chuyện con dâu có thoải mái, mệt mỏi hay không, thậm chí mẹ chồng còn chủ động mua đồ bổ dưỡng về cho chị M.L dùng, chuyện không bao giờ có trước đây.
“Bây giờ, tôi rất tự tin, thoải mái nói chuyện với chồng và bố mẹ chồng, họ cũng lịch sự, tử tế với tôi hơn so với trước. Đúng là tiền bạc có thể điều khiển cả lòng người, khi có tiền, tôi mới được đối xử một cách công bằng, tử tế.
Nhìn lại gần chục năm trước của mối quan hệ này, tôi cảm thấy vô cùng tổn thương, không hiểu sao mình có thể chịu đựng những tủi thân và uất ức, sống dè dặt như vậy. Tuy rằng không đến mức ly hôn, nhưng những gì chồng và gia đình chồng từng đối xử với tôi, tôi không bao giờ quên được. Nếu tôi mua nhà cho con cái trong tương lai, tôi chắc chắn sẽ mua dưới danh nghĩa của con tôi, giấy tờ nhà tuyệt đối không chung đụng với chồng và bố mẹ chồng”, chị M.L nói.