Không phải đứa trẻ nào sống trong gia đình giàu có đều vui vẻ và hạnh phúc. Có rất nhiều trẻ em có điều kiện tốt nhưng lại rất buồn và không mở lòng với người xung quanh. Nguyên nhân không phải đâu xa xôi, chính là từ gia đình của đứa trẻ không mang lại những niềm vui cho chúng.
Tuổi thơ đáng lẽ trẻ em phải được trải qua những ngày tháng êm đẹp, vui vẻ với bố mẹ và những người xung quanh. Tuy nhiên, không hẳn đứa trẻ nào cũng được như vậy.
Chỉ cần nhìn vào gia đình, bạn sẽ biết được đứa trẻ đó sẽ như thế nào. Nếu gia đình hạnh phúc, phần lớn trẻ em đều dũng cảm, tự tin và biết yêu thương mọi người. Nhưng nếu gia đình không hạnh phúc, đứa trẻ thường sẽ tự ti, rụt rè và chúng đối xử với mọi người xung quanh không được tình cảm.
Trẻ em là một trang giấy trắng, chính bố mẹ và môi trường sẽ biến giấy trắng có thể thành giấy đen. Vì vậy, so với nghèo đói, trẻ em chỉ cần sống trong 3 gia đình dưới đây sẽ bất hạnh hơn nhiều.
Thứ nhất: gia đình không tình yêu
Nhiều bác sĩ tâm lý đã chỉ ra rằng tình yêu rất quan trọng. Nếu chẳng may một đứa trẻ không được bố mẹ yêu thương, không được quan tâm, chúng sẽ bị thiếu tình yêu thương. Từ đó, chúng luôn mong muốn tìm kiếm tình yêu thiếu thốn đó.
Khi không được quan tâm, chăm sóc, đứa trẻ dần trở nên tự ti, càng khao khát tình yêu thương của bố và mẹ. Sau này khi lớn lên, đứa trẻ sẽ tìm kiếm tình yêu thương trong các mối quan hệ với người khác.
Thứ hai: những gia đình sử dụng bạo lực, bằng lời nói đối với những đứa con của mình
Khi bố hoặc mẹ nói nặng lời, có khi là nói tục chửi thề, mắng chửi té tát vào mặt con gái đa phần là do bố mẹ bực tức vì con không nghe lời. Họ nghĩ việc dùng những lời nói đó sẽ khiến cho con phải sợ và nghe lời.
Trẻ em tùy rằng rất nhỏ, nhưng chúng học và bị ảnh hưởng bởi người lớn rất nhanh. Nếu bạn dùng lời xấu để nói với con, chúng sẽ dùng lời xấu đi nói với người khác. Nếu bạn dùng lời hay ý đẹp với con, con sẽ dùng lời hay ý đẹp nói với người xung quanh. Có thể thấy con cái bị ảnh hưởng sâu sắc trong tiềm thức.
Chính vì vậy, khi bố mẹ có phê bình hay dạy giỗ con cái, hãy nên suy nghĩ thật kỹ về ngôn ngữ, hành vi của mình. Tốt nhất nên dùng tình yêu của mình để giáo dục con một cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát và kiên định. Chỉ bằng cách này mới có thể giáo dục con tốt nhất, không cần phải quát, con cái cũng sẽ tự khắc nghe lời.
Thứ ba: gia đình cực đoan
Nếu gia đình nào có bố mẹ cực đoan, con cái họ thường sẽ trở thành hai kiểu người: một là chống đối lại bố mẹ, chúng hình thành tính cách nổi loại ngay từ tuổi mới lớn. Kể cả lúc trưởng thành cũng không thể bỏ tính cách này. Kiểu người thứ hai đó là yếu đuối, vì con không có cơ hội để thể hiện cá tính và bày tỏ ý kiến cá nhân của mình. Từ đó, đứa trẻ sẽ sinh ra tính hay cáu gắt, chán nản và càng sống thu hẹp.
Cuối cùng những gì bị kìm hãm sẽ càng thể hiện ra, còn cái gì thiếu thì lại luôn tìm kiếm để bù đắp.
Gia đình hạnh phúc, tích cực phải là nơi tạo ra yêu thương, chứ không phải là nơi thui rụi tình yêu của bố và mẹ dành cho con và ngược lại.
Nếu gia đình có sự tích cực, tình yêu thương, bao dung, tin tưởng, khen ngợi, khuyến khích và vui vẻ, thì những đứa trẻ sẽ luôn vui vẻ, ngập tràn tiếng cười, trái tim sẽ càng đong đầy tình yêu thương.
Một khi sống trong gia đình tích cực, trẻ em mới được nuôi dưỡng và trưởng thành tốt nhất. Xây dựng nên một nhân cách tốt đẹp không phải ai cũng có.