Theo Phụ nữ Việt Nam, có một đứa con thành thật quá mức trong nhà đôi khi lại gây những tình huống không biết giấu mặt đi đâu của các vị phụ huynh. Đến tuổi con đi học, những chuyện “thâm cung bí sử” trong nhà không những được kể với hàng xóm, ông bà, người thân… mà còn được báo cáo một cách rõ ràng rành mạch với cô giáo qua những bài tập làm văn. Học sinh đâu biết, cái nhìn ngây thơ vô số tội của mình lại chính là nguyên nhân gây ra những “cơn đau tim” của bố mẹ. Giáo viên chấm bài xong chỉ biết “cạn lời” và đề nghị được “triệu hồi” quý phụ huynh gấp.
Mới đây, cộng đồng mạng đang truyền tay nhau một bài văn bị cô giáo chấm điểm 1 và để lại lời phê: “Mai mời phụ huynh lên gặp cô!”. Bài văn của một học sinh lớp 3, kể về nghề nghiệp “khó nói” của mẹ mình và khiến bất kỳ ai cũng phải bật cười khi đọc.
Nguyên văn bài văn như sau:
“Công việc của mẹ em là làm nội trợ. Hàng ngày khi kim ngắn chỉ vào số 6, kim dài chỉ số 3 là cả nhà phải giữ im lặng cho mẹ làm việc. Có lần em và em trai em đùa nghịch rõ to đã bị mẹ tát cho mỗi đứa một cái và bảo “chúng mày im đi không, nhầm hết bảng phách của tao bây giờ”. Trong lúc làm việc mẹ em rất tập trung, thỉnh thoảng lại nói “một nhân bảy mươi bạch thủ, tổng chia hết cho 3, lô rơi”.
Mẹ bảo phải học toán thật giỏi mới làm được. Hôm em xem trên vô tuyến có chú chim bồ câu đưa thư, em lại nhớ đến mẹ cứ hay quát bố “chuyển giấy cho nhà Dung Phượng chưa, có mỗi việc đấy mà quên suốt thế, nó nổ cho một cái thì bán nhà ra đê mà ở”.
Sợ bố hay quên lại phải bán nhà ra đê nên em đã nảy ra một suy nghĩ bảo với mẹ “mẹ ơi mẹ nuôi chim bồ câu đi, mẹ buộc giấy vào chân chim bồ câu để nó chuyển giấy đến nhà bác Phượng đi, nó nổ một cái thì không phải bán nhà, con sợ ra đê lắm”.
Mẹ định giơ tay tát em đã chạy kịp “nó mà bay đến đồn công an thì chết tao à”. Mẹ bảo có ai hỏi thì phải bảo là “tao làm nội trợ”. Còn công việc của bố em là đi đánh bài và nấu cơm cho cả nhà”.
Trong rất nhiều bình luận để lại dưới bài văn, phần lớn không đồng ý với điểm 1 mà cô giáo dành cho em học sinh. Bởi cộng đồng mạng cho rằng bài văn tả rất chân thực, cô giáo cũng dạy học sinh không được nói dối nên bé chỉ tả đúng những chuyện trong nhà.
Dù có sai chính tả đôi chút nhưng việc bị mời phụ huynh lên gặp là không đáng. Ngoài ra, công việc “lô đề, cờ bạc” của bố mẹ nếu có như trong bài viết cũng là công việc có phần nhạy cảm của bố mẹ…
Đọc xong bài làm của học sinh, giáo viên dạy Văn cho cậu nhóc này đã chấm 1 điểm, kèm với đó là lời nhận xét mời phụ huynh lên gặp cô vào ngày hôm sau khiến ai xem qua cũng dở khóc dở cười.
Từng chi tiết cậu bé nêu ra đều có đầy đủ dẫn chứng sinh động, không bỏ sót bất kỳ sự kiện nào mỗi ngày của bố mẹ. Điều này chứng tỏ nhóc tỳ ở nhà đã quan sát bố mẹ rất kỹ. Với độ tuổi tiểu học nghĩ gì nói nấy, cậu bé không chút do dự khi tường thuật lại chi tiết mọi chuyện xảy ra trong nhà.
Không chỉ giáo viên, mà hẳn bố mẹ nhóc tỳ sau khi đọc được tác phẩm của con trai cũng sẽ “giật mình”, họ có lẽ chưa bao giờ nghĩ đến việc trong nhà lại có cái camera chạy bằng cơm thế này.
Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy khó hiểu trước việc cô giáo cho bài văn của học sinh 1 điểm, trong khi đó rõ ràng đứa trẻ không bịa đặt, nói dối mà tả rất đúng chuyện trong nhà. Dù công việc của bố mẹ nhóc tỳ có phần “nhạy cảm”, nhưng đó cũng là vấn đề xuất phát từ chính bố mẹ cậu bé chứ không phải bản thân cậu. Lỗi duy nhất của bài làm mà giáo viên có thể trừ bớt điểm của học sinh là đứa trẻ còn sai chính tả khá nhiều.
Nhắc đến bài văn “triệu hồi phụ huynh” lên gặp cô giáo, cộng đồng mạng lại tiếp tục tìm lại câu chuyện cách đây 1 năm. Thời điểm đó một bài văn tả con vật em yêu thích cũng “gây bão mạng” vì sự thật thà… quá mức cần thiết của một em học sinh lớp 3:
Nguyên văn bài làm của em học sinh: “Có rất nhiều con vật mà em thích. Nhưng em thích nhất là con chó. Không những em thích mà bố em cũng rất thích. Cứ dịp cuối tuần hoặc cuối tháng, bố em bảo mẹ em chiều nay làm tí chó đi, vì mẹ em không có tiền nên mẹ em chỉ mua 1 cân một, thế là mẹ em cho vào luộc hoặc nấu rượu mận. Vậy là tối hôm đó, em và bố em rất thích”.
Hãy cùng điểm qua những bài văn học sinh từng khiến cô giáo “cạn lời” và cộng đồng mạng cười ngả nghiêng, được lan truyền từ năm này qua năm khác:
“Em chỉ nói thật thôi mà cô?”
Khi sự sáng tạo và tưởng tượng quá mức không dành cho một bài tập làm văn.
Em có một ông bố thích chân dài, cô giáo chỉ “cạn lời” thôi, nhưng không biết mẹ em sẽ thế nào khi đọc bài văn này.
Không biết bạn “có một mái tóc, hai con mắt, một cái mũi” nay có còn là bạn thân của em không?