Gặp mặt em dâu mẹ gọi tôi về ăn cơm, tôi từ chối thẳng: Bữa cơm quá đắt, con sẽ không về đâu

Tôi tên là Huệ, năm nay 58 tuổi. Từ khi còn nhỏ, sau khi em trai được sinh ra, cả gia đình đều đổ dồn tình cảm và sự yêu thương cho em trai. Mỗi lần tôi muốn đưa em trai đi chơi, bố mẹ tôi sẽ nghĩ rằng tôi muốn bắt nạt em trai

Tôi tên là Huệ, năm nay 58 tuổi. Từ khi còn nhỏ, sau khi em trai được sinh ra, cả gia đình đều đổ dồn tình cảm và sự yêu thương cho em trai. Mỗi lần tôi muốn đưa em trai đi chơi, bố mẹ tôi sẽ nghĩ rằng tôi muốn bắt nạt em trai và làm nó khóc, nên không bao giờ đồng ý.

Sau này, em trai tôi học cấp một. Tuy rằng, cùng bố mẹ sinh ra, nhưng tính tình và học thức của cả hai lại khác biệt. Em trai tôi kiêu ngạo, độc đoán và không thích học. Suốt ngày chỉ chơi bời, gây rắc rối, nhiều lần còn bị cô giáo gọi bố mẹ đến gặp mặt. Em trai tôi không muốn học nữa, nhưng bố mẹ nhất quyết bắt nó phải học. Ngược lại với em trai, khi đó tôi học rất giỏi, đứng nhất lớp, chẳng hiểu sao bố mẹ lại bắt tôi nghỉ học để đi làm kiếm tiền lo cho em trai học.

Lúc đó, tôi đã van xin bố mẹ cho đi học, nhưng mẹ tôi đã bảo:

“Con gái học làm gì nhiều, sau này rồi cũng sẽ đi lấy chồng, phí hoài ra. Vậy nên không cần đi học, để thời gian đó đi kiếm tiền lo cho em trai học hành thì hơn. Nhà mình không có điều kiện lo cho cả hai con đi học được”.

Tôi không còn cách nào khác, chỉ đành dừng việc học và chấp nhận đi ra ngoài làm việc để kiếm tiền.

Một tháng tôi cũng chỉ kiếm được 6 triệu, đã thế còn phải gửi tiền về cho bố mẹ hàng tháng. Mỗi lần gửi tôi có bảo rằng phải để dành một ít cho bản thân sau này, thì bố mẹ bảo cứ gửi hết về, chắc chắn họ sẽ cầm giúp tôi, sau này cưới xin số tiền đó sẽ làm của hồi môn. Nhưng không biết rằng, khi lấy chồng, bố mẹ chỉ cho tôi được đúng 20 triệu, và nói đó là tất cả.

Năm thứ 5 khi đi làm, tôi tìm được người bạn trai, chúng tôi rất hợp nhau. Mặc dù điều kiện gia đình không được tốt lắm, nhưng tôi nghĩ miễn sao hai chúng tôi chăm chỉ làm việc, không có gì là không thể. Chúng tôi cứ thể sống cùng nhau, ở bên nhau, nhưng tôi đã quên bố mẹ tôi. Khi bố mẹ tôi biết nhà bạn trai không có điều kiện, liền ra sức ngăn cản việc chúng tôi đến với nhau. Họ nói rằng sẽ giúp tôi tìm một người đàn ông giàu có khác để kết hôn. Tôi không đồng ý, tôi bảo rằng tôi tin bạn trai có thể cho tôi hạnh phúc.

Cho dù bố mẹ có nói gì đi chăng nữa, tôi vẫn quyết định cưới bạn trai. Vì thấy tôi kiên quyết nên bố mẹ cũng không ngăn cản nữa. Nhưng, bố mẹ tôi lại cố tình làm khó bạn trai, thách cưới rất nhiều tiền với nhà trai. Lúc đó, bạn trai tôi nói với rằng thử bàn bạc lại với bố mẹ xem có giảm tiền cưới được không. Nhưng lời nói của tôi làm gì có tác dụng, tôi không thể tự quyết định được việc này.

Sau đó, không còn cách nào khác, bạn trai tôi phải chạy vạy khắp nơi đi vay tiền, xoay sở cho đủ tiền cho lễ đính hôn. Tôi liền nhớ đến khoản tiền hàng tháng gửi về, bố mẹ vẫn bảo để dành sau này làm của hồi môn cho tôi. Tôi có nói với bạn trai, nhưng anh ấy bảo anh ấy không quan tâm đến nữa. Anh ấy sẽ tích cực đi vay tiền và không phàn nàn gì.

Cuối cùng thì nhà trai cũng gom đủ 100 triệu và ba chỉ vàng, bố mẹ tôi nhìn thấy tiền thì hoa cả mắt, nên đã lập tức đồng ý cho chúng tôi kết hôn. Đến ngày cưới, bố mẹ tôi cũng trao cho tôi một phong bì, nói rằng của hồi môn. Đến tối, khi mở phong bì ra tôi chỉ thấy 20 triệu. Khi nhìn thấy số tiền này, chồng tôi tức lắm.

Vì vậy, tôi bèn gọi cho mẹ để hỏi, tại sao tiền của hồi môn chỉ cho chúng tôi 20 triệu. Trong khi đó, lại bắt nhà trai đưa 100 triệu. Thì mẹ tôi bảo:

“Sao con muốn nhiều tiền thế, bố mẹ đã nuôi con lớn, con phải biết điều chứ. Bố mẹ còn phải giữ lại tiền sau này lo cưới vợ cho em trai nữa. Em trai không có tiền thì làm sao cưới được vợ. Con là chị không biết thương em mình hay sao. Con nỡ lòng nào như vậy?”

Mẹ tôi biết nói như vậy tôi sẽ mềm lòng, và đòi lại tiền nữa. Đúng quả thật là vậy, tôi không dám đòi thêm tiền. Tôi chỉ đành lòng ngậm ngùi im lặng cho qua chuyện.

Chồng tôi dù rất giận nhưng không còn cách nào khác. Tôi an ủi anh ấy, sau này nhất định tôi sẽ cố gắng vì gia đình này, và vì anh ấy. Tôi sẽ không để anh ấy phải vất vả một mình. Nghe tôi nói vậy, chồng chỉ biết gật đầu đồng ý.

Từ đó, chúng tôi làm việc chăm chỉ, không dám tiêu hoang phí. Mỗi bữa ăn cũng không dám ăn nhiều món. Lúc đó thực sự rất áp lực. Mỗi ngày đều đi làm để kiếm tiền trả nợ, đi chơi cũng không dám đi, con cái muốn gì cũng không thể mua cho.

Cũng may, sau đó không lâu công việc của chồng phát triển, lương cao hơn cả tôi. Chỉ trong 3 năm, chúng tôi đã trả hết nợ, cuối cùng cũng được thảnh thơi.

Những tưởng cuộc sống tốt đẹp đã đến với hai vợ chồng, nhưng bố mẹ tôi thường xuyên gọi điện bảo chúng tôi về nhà ăn cơm. Thời gian đầu, chúng tôi khá vui vẻ, tôi thấy bố mẹ cũng dường như thương cho tôi hơn. Mẹ tôi hay bảo muốn nấu cho chúng tôi ăn cơm. Ai ngờ rằng tất cả chỉ là sự lừa dối, chúng tôi quá ngây thơ. Mỗi lần chúng tôi về, bố mẹ bắt chúng tôi phải mua đủ thứ. Mỗi lần cũng phải tốn 2-3 triệu. Một, hai lần thì không sao, chồng tôi không nói gì, nhưng nhiều lần một tháng thì chồng tôi cho rằng bố mẹ là muốn chúng tôi mua đồ cho họ mà thôi.

Khi em tôi lớn lên cũng không lo được cho bản thân. Làm việc gì cũng chỉ được dăm bữa nửa tháng, một năm không tiết kiệm được một đồng nào, tính tình còn rất tệ, thường xuyên gặp rắc rối. Trong một lần đánh nhau, em trai đã phải nghỉ việc và sống ở nhà. Từ đó, muốn gì chỉ cần ngửa tay xin là bố mẹ cho, còn sướng hơn là đi làm. Vì thế, em trai không muốn đi làm nữa.

Những lần em trai xin tiền, bố mẹ không có, sẽ gọi điện cho tôi. Tôi không cho thì họ bảo tôi tàn nhẫn, không hiếu thảo. Nghe những lời đó, tôi lại không đành lòng, có bao nhiêu tôi đưa hết. Có khi còn lấy tiền chồng bù vào.

Những tưởng nếu không nói, chồng cũng sẽ không biết. Nhưng cuối cùng, anh ấy phát hiện ra và tức giận mắng tôi:

“Nếu em lại tiếp tục đưa tiền cho bố mẹ em, vậy thì ly hôn đi, anh sợ bố mẹ em lắm rồi”.

Câu nói của chồng khiến tôi phát hoảng, tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện ly hôn. Nếu chồng ly hôn, tôi sẽ chẳng còn gì nữa. Sau lời nói của chồng, khiến tôi nhận ra rằng gia đình tôi rất tham lam, cho dù có cho bao nhiêu cũng không đủ. Từ đó, tôi không về ăn cơm với bố mẹ nữa. Dù có gọi tôi cũng không dám trả lời.

Một tháng sau, bố mẹ lại gọi điện mắng tôi thậm tệ, nói rằng tôi vô tâm, không có tình nghĩa. Khi nghe những lời đó, tôi đã rất khó chịu. Tôi thấy rất buồn bố mẹ, bố mẹ xem tôi còn không bằng tiền bạc, dù sao tôi cũng cho nhiều rồi, tại sao bố mẹ vẫn đối xử với tôi như thế.

Cho đến ngày quốc khánh, bố mẹ gọi vợ chồng tôi về ăn cơm. Bố mẹ bảo em trai đưa bạn gái về ra mắt, bảo chúng tôi nhất đến. Lần này mẹ gọi chắc lại muốn chúng tôi mua đồ về đãi bạn gái của em trai, họ không có tiền nên mới nghĩ đến tôi thôi. Nhưng tôi nghĩ đến thái độ của chồng, đến lời nói của chồng hôm trước, sợ anh giận nên tôi đã từ chối mẹ. Biện lý do rằng công ty của chồng bận, anh ấy không được nghỉ lễ và chúng tôi sẽ về nhà vào dịp khác.

Nhưng mà mẹ tôi vẫn không cam lòng, bà nói rằng chúng tôi keo kiệt, bủn xỉn, có chút tiền cũng không cho. Thân là chị mà không giúp đỡ em trai mình. Còn bảo hối hận vì có đứa con gái như tôi.

Nghe những lời mẹ nói, tôi rất tức giận, tôi bảo:

“Mẹ à, dù sao con cũng là con gái ruột của mẹ, con đã giúp gia đình mình hết khả năng của mình rồi, còn mẹ thì sao? Mẹ có xem con là người nhà không? Mẹ lúc nào cũng chỉ xem chúng con là cái máy ATM mà thôi. Con quá thất vọng. Mẹ gọi con về ăn cơm cũng là chỉ muốn con trả tiền cho lần ăn này mà thôi, chắc là nhiều tiền quá mẹ không trả được. Sau này đừng gọi con về ăn cơm nữa. Con không có người mẹ nào như mẹ cả”.

Lòng tham vô đáy của bố mẹ thật sự khiến tôi sợ hãi, dù có cho bao nhiêu cũng không thỏa mãn được. Chỉ cần em trai còn ở nhà, tôi sẽ không có được cuộc sống tốt đẹp.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/gap-mat-em-dau-me-goi-toi-ve-an-com-toi-tu-choi-thang-bua-com-qua-dat-con-se-khong-ve-dau-d150734.html