Theo báo Người lao động, tùy theo đặc thù công việc, lựa chọn và thỏa thuận của người lao động với doanh nghiệp.
Theo đó, hầu hết công nhân sản xuất khối nhà máy – khu công nghiệp đều được nghỉ làm có hưởng nguyên lương những dịp lễ lớn, bao gồm Quốc khánh 2-9 hằng năm. Tuy nhiên, một số vị trí như bảo vệ, nhân viên khối ngành dịch vụ khách sạn – nhà hàng – du lịch, các vị trí khác cần tăng ca để hoàn thành công việc theo thỏa thuận… thì được phân công đi làm ngày lễ 2-9.
Cụ thể: Theo quy định, người lao động sẽ được nghỉ làm và hưởng 100% lương vào ngày 1 và 2-9. Nhưng nếu có làm việc vào ngày này thì sẽ được hưởng thêm 300% lương, nâng mức hưởng lương lên 400%/ngày.
Bên cạnh đó, nếu người lao động làm thêm vào ban đêm ở ngày 1 và 2-9 thì sẽ được hưởng thêm 90% lương so với ngày bình thường.
Như vậy, tổng mức lương mà người lao động có thể được hưởng nếu đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh là 490%/ngày. Đây là mức tiền lương thấp nhất mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động nếu đi làm dịp lễ.
Ví dụ: Lương ngày làm việc bình thường của chị A. là 180.000 đồng cho 8 giờ/ca, lương làm thêm giờ buổi tối của ngày bình thường là 34.000 đồng/giờ. Vậy nếu chị A. đi làm và làm thêm 2 giờ vào buổi tối 2-9 thì mức lương được hưởng ít nhất sẽ là:
Lương làm việc ca ngày 8 giờ là: 180.000 x 400% = 720.000 đồng
Lương làm thêm 2 giờ ban đêm: (34.000 + 90%) x 2 giờ = 129.200 đồng⇒ Tổng mức lương được hưởng của chị A. là 849.200 đồng.
Ngoài ra, tùy theo chính sách lương, thưởng của doanh nghiệp mà người lao động có thể còn được nhận thêm tiền thưởng lễ 2-9. Về mức thưởng lễ, tùy thuộc vào kết quả sản xuất – kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, doanh nghiệp sẽ quyết định khoản tiền thưởng.
Nhiều doanh nghiệp “ăn nên làm ra” có mức thưởng lễ 2-9 khá hậu hĩnh lên đến 1 tháng lương. Sồ tiền thưởng lễ này là không bắt buộc nhưng nếu có sẽ khuyến khích tinh thần người lao động làm việc tốt hơn.