Bình thường, gia đình có 2 thế hệ sống trong một ngôi nhà đã thấy nhiều vấn đề xảy ra. Vậy thì nếu sống chung 3 thế hệ chắc chắn mọi chuyện sẽ càng phức tạp hơn. Mỗi thời đại lại có những ý kiến, quan điểm và sinh hoạt khác nhau nên việc mâu thuẫn là không tránh khỏi.
Minh chứng đó chính là câu chuyện của dì Nhân đang được bàn tán sôi động trong cộng đồng mấy ngày nay đây. Dì Nhân có kể câu chuyện đến nhà con trai để giúp đỡ, nhưng lại bị con dâu nói lười biếng. Còn cô cháu gái thì nói bà không biết gì.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Theo như dì kể thì vợ chồng dì cưới nhau về chỉ sinh một đứa con. Có lẽ vì là con trai duy nhất nên rất được cưng chiều nên tính tình đứa con trai rất bướng. Khác với những đứa trẻ khác, anh con trai không chọn việc đi làm cho các công ty mà quyết định tự mình mở kinh doanh mảng nhà hàng. Vợ chồng dì cũng góp công và sức để ủng hộ.
Sau một thời gian kinh doanh, con trai dì kết hôn. Dần dần, việc kinh doanh phát triển, có điều kiện hơn. Sau khi được thông báo cô con dâu có bầu thì dì buộc phải đến nhà con trai để giúp đỡ chăm sóc các cháu.
Dì kể: “Công việc chủ yếu của tôi đó là đón cháu, kiểm tra lại bài vở của cháu mỗi ngày”. Công việc này có vẻ không quá khó khăn. Nhưng dần dần, dì cảm thấy những việc đơn giản này lại trở thành vấn đề lớn”
Vì từ khi cưới chồng về, dì được chồng chăm sóc, chưa phải làm việc gì, kể cả nấu ăn. Nên dì nấu ăn không được ngon. Đến khi nấu cho cháu gái ăn thì nó còn chẳng chịu ăn vì dở.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Dì kể có lần dì phải tìm lý do để con dâu tôi phải đón và làm bài tập cho các cháu. Con trai dì đồng ý. Nhưng bất ngờ một hôm:
“Chẳng biết vợ chồng chúng nó làm sao cãi vã. Tôi thấy ồn nhưng cũng chẳng để ý đến. Nhưng vô tình lại thấy nhắc đến tên mình. Nghe loáng thoáng thì thấy con dâu bảo tôi không nấu ăn, không chịu làm gì. Chỉ đi ăn ngoài, đến ăn ở không mà còn lười biếng”
Dì kể mà giọng hơi nghẹn nghẹn, cùng chút tủi thân. Dì bảo: “Thế là tôi giận quá, bỏ về quê ngày. Còn việc con cái chúng tự chúng lo. Rồi người nhà thuyết phục nhiều tôi lại quay về chăm cháu”
“Có vẻ như con dâu tôi biết sai nên nó chủ động xin lỗi. Thế rồi hai mẹ con tự bảo sẽ cố gắng hiểu nhau hơn”
Vừa hết chuyện con dâu thì lại đến cháu gái, dì kể:
“Sau mỗi lần làm bài xong, cháu gái sẽ yêu cầu tôi kiểm tra, sửa và ký tên. Ký tên thì được nhưng vấn đề kiểm tra và sửa lại là vấn đề lớn của tôi. Bởi tôi không có nhiều kiến thức lắm, mà cháu gái thì không vui khi tôi không sửa được”
Cho đến một lần đón cháu về, thì cháu gái thấy tôi liền bĩu môi, không thèm nói chuyện. Về nhà còn lớn tiếng bảo: “Bà không biết gì, bà sửa bài tập cho cháu mà con sai được”.
“Vừa bực vì cháu gái không lễ phép, lại xấu hổ về bản thân khi không có nhiều kiến thức. Tôi vội vàng bàn với hai vợ chồng chúng nó tìm cách giải quyết. Nếu không tôi sợ ảnh hưởng đến việc học tập của cháu”
Dì bảo sau đó họ quyết định thuê một người gia sư. Cách này rất hiệu quả, dì được trút bỏ phiền muộn trong lòng.
Đấy, biết rằng việc mẹ chồng nàng dâu sống chung không phải chuyện đơn giản. Nhất là lại không chung dòng máu, người ta vẫn thường hay nói “khác máu tanh lòng”. Nên càng có khoảng cách.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Mỗi người đều sẽ có quan điểm riêng, ai cũng đề cao cái tôi, ai cũng muốn là người đúng. Nhưng khi đã ở chung nhà thì đồng nghĩa với việc là người một nhà rồi. Tốt nhất nên khoan dung, nhường nhau một chút. Nên hỏi ý kiến và thống nhất với nhau, nói ra những suy nghĩ của bản thân là tốt nhất. Khi đó mọi người mới hiểu nhau hơn, sống hòa thuận hơn.
Toàn Nguyễn