Gan của cụ Thuỵ không hề có dấu hiệu gan nhiễm mỡ hay xơ hoá, mạch máu trong gan rõ ràng, khoẻ mạnh.
Khi được hỏi về bí quyết giữ gìn sức khoẻ, cụ ông cho biết chế độ ăn uống của mình hoàn toàn bình thường, không kén chọn đồ ăn. Cụ Thuỵ thường ăn cháo với thịt kho, rau và đậu phụ vào bữa sáng. Tuy nhiên, cụ cũng tiết lộ thêm:
“Khi còn trẻ, do cuộc sống khó khăn nên tôi thường câu cá ăn làm thức ăn chính cho 3 bữa mỗi ngày. Bao năm qua vẫn vậy. Đến khi về già mới có cơ hội ăn nhiều thịt hơn.”
Cụ ông cũng kể trước thường ăn đậu phụ lên men và dưa chua nhưng sau khi bước sang tuổi 30 thường gặp các vấn đề về dạ dày nên đã hạn chế những thực phẩm này. Không chỉ gan mà bác sĩ Tiền Chính Hoằng còn mô tả vẻ ngoài của cụ ông nhiều nhất chỉ như người 80 tuổi. Cụ Thuỵ có thể tự đi khám bệnh một mình mà không cần sự giúp đỡ của người khác khi lên xuống xe và thần trí cũng hết sức nhanh nhẹn, minh mẫn.
Cá có tác dụng thần kỳ trong việc bảo vệ gan
Các bác sĩ khẳng định, việc ăn cá thường xuyên có tác dụng bảo vệ gan mạnh mẽ. Cá rất giàu chất dinh dưỡng, trong đó có axit béo không bão hoà, vitamin B6… rất có lợi cho gan:
1. Axit béo không bão hòa
Nomura Kijuro, chuyên gia về bệnh gan của Nhật Bản, chỉ ra rằng các axit béo không bão hòa đa như DHA và EPA trong cá có thể ức chế quá trình tổng hợp chất béo trung tính ở gan và làm giảm sự tích tụ chất béo trung tính trong gan. Đồng thời cũng ngăn ngừa gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Ngoài ra, DHA và EPA còn có thể giúp ức chế tình trạng viêm, tránh viêm gan mãn tính và ngăn ngừa ung thư gan.
2. Vitamin B6
Mayuko Kikuchi, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng của Nhật Bản, giải thích rằng các loại cá như cá hồi, cá thu đao, cá ngừ, cá ngừ… rất giàu vitamin B6. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin B6 có thể ngăn ngừa tích tụ mỡ trong gan và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.
Chính vì vậy, chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến nghị những người thường xuyên sử dụng rượu bia nên ăn nhiều cá hơn mỗi ngày sau khi uống rượu để giảm bớt những tổn thương gan.
3. Elastase
Elastase là một loại enzyme do tuyến tụy của bò hoặc lợn sản xuất, có thể duy trì tính đàn hồi của mạch máu, tránh kết tủa chất béo và canxi, đồng thời ngăn ngừa hiệu quả các bệnh như bệnh tim, xơ hóa tế bào gan và gan nhiễm mỡ.
Tuy nhiên, tuyến tụy lợn và bò rất khó mua được. Thay vào đó, cá hoặc mực cũng chứa chất dinh dưỡng tương tự như elastase, rất hiệu quả trong việc bảo vệ gan.
Sai lầm cần tránh khi ăn cá
Ăn não cá
Cá nuôi càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Nếu ăn não cá, rất có thể bị ngộ độc. Các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự sau: Đầu cá, da cá, thịt cá, trứng cá.
Ví dụ ở cá chép, hàm lượng thủy ngân trong 200g da cá, thịt cá, trứng cá là rất thấp, nhưng với trên dưới 400g thì so với 200g trong da cá hàm lượng thủy ngân đã tăng lên 5 lần, còn trong não cá tăng 20 lần trở lên.mVì vậy những người thích ăn đầu cá cần ghi nhớ, cá càng lớn tuổi thì không nên ăn để tránh bị ngộ độc.
Ăn gỏi cá/cá sống
Đa số các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên. Nếu ăn cá sống, các kí sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, thậm chí dẫn đến ung thư gan. Ngoài ra, cá có thể ăn phải các trứng sán có nhiều ngoài môi trường sống.
Khi vào cơ thể động vật, trứng sán phát triển thành các ấu trùng và nang sán cư ngụ ở trong nội tạng động vật. Một trong số những loài kí sinh trùng mà cá nhiễm phải là sán dây.
Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm và gây ra những cơn đau quằn quại, sút cân và bệnh thiếu máu.
Ăn mật cá
Trong dân gian lưu truyền bài thuốc ăn mật cá để thanh nhiệt giải độc, tăng cường thị lực, giúp mắt sáng, giảm ho. Vì thế cho nên, dù mật cá có đắng thế nào mà nghe nói là “giã” được tật thì không ít người vẫn cứ cố “nuốt” để phòng bệnh theo phong trào.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học cho thấy, mật cá cung cấp các men, enzyme song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi.
Ăn mật cá cũng có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp thậm chí tử vong. Vì thế, lưu ý khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt.
Ăn cá khi đói
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn cá khi đói khiến cho nguy cơ phát tác bệnh gout tăng lên bởi vì hàm lượng chất đạm cao trong cá khi được nạp vào cơ thể bạn lúc đói sẽ làm tăng lượng Purine chuyển hóa thành dạng axit uric – một loại axit làm tổn thương ở mô, dẫn đến bệnh gout. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, bạn không nên ăn cá lúc đang đói.
Ăn cá khi đang uống thuốc ho
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng. Trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.