Theo Soha dẫn theo Sohu, đối với các bậc phụ huynh, một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất là việc học tập của con cái. Trong khi hướng dẫn con học bài, nhiều cha mẹ cũng gặp phải những trải nghiệm đặc biệt. Nhiều người thường bị những bài toán của con làm cho bối rối. Đặc biệt là hiện tại, ở bậc tiểu học, bên cạnh các bài toán tính toán cộng, trừ, nhân, chia thông thường, có nhiều bài toán mà yêu cầu học sinh phải tư duy logic để suy luận.
Trên MXH, từng xuất hiện 1 bài toán tiểu học ở Trung Quốc khiến cộng đồng mạng xôn xao, được các phụ huynh chia sẻ. Câu trả lời tưởng chừng là phép tính rất dễ nhưng lại bị giáo viên gạch sai.
Câu hỏi có nội dung như sau: “Tiểu Minh tham gia một cuộc thi chạy ở trường. Trên đường băng đầu tiên, có 5 người phía trước Hiểu Minh và 5 người phía sau. Có bao nhiêu người trên đường băng?” .
Con trai của bậc phụ huynh này đã tư thực hiện phép tính cho bài toán này như sau: “1+5+5 = 11”.
Với cách làm này, ông bố cũng nghĩ con trai đã làm đúng nhưng phần trả lời của con trai lại bị cô giáo gạch sai. Vị phụ huynh cũng đã kiểm tra lại bài toán nhiều lần nữa nhưng vẫn không biết sai ở chỗ nào. Thấy vậy, phụ huynh nghĩ cô giáo chấm nhầm cho con trai, liền gọi điện hỏi cô.
Giáo viên cho biết đáp án 11 người không phải là đáp án duy nhất cho bài này. Giáo viên giải thích: “Trong đề bài có nhắc đến đường chạy, nếu là đường thẳng, thì phía trước Tiểu Minh có 5 người, phía sau có 5 người, phép tính nên là 5 (5 người phía trước) + 1 (Tiểu Minh) + 5 (5 người phía sau) = 11, thỏa mãn với yêu cầu đề bài. Tuy nhiên, đề bài này còn có một trường hợp nữa là đường đua hình tròn, nếu Tiểu Minh ở trên đường chạy vòng tròn, thì 5 người phía trước Tiểu Minh cũng chính là 5 người phía sau, khi đó đáp án sẽ là 5+1=6” .
” Do đó, phép tính 1+5+5=11 không chỉ không phù hợp với yêu cầu đề bài mà còn chưa xét đến khả năng khác, nên không phải là đáp án đúng” , giáo viên cho biết thêm.
Vị phụ huynh cảm thấy bức xúc với lời giải như vậy nên đã chia sẻ lên MXH để mọi người cùng thảo luận. Trước lời giải thích này, dù ai cũng hiểu ý giáo viên muốn kích thích tư duy của học sinh nhưng khi bài toán và lời giải này được đưa lên MXH, nhiều phụ huynh đã đưa ra những quan điểm khác.
Một người dùng MXH bày tỏ: ” Bản thân đề bài toán này không đủ chặt chẽ” . Một người dùng khác chia sẻ: “Một bài toán đơn giản tại sao lại biến thành câu đố lắt léo như vậy?” . Một người dùng khác bình luận: “Bài toán tiểu học có cần phải hóc búa đến thế không?” .
Cũng có người dùng bày tỏ quan điểm rằng: “Hóa ra bài toán này còn có đáp án khác, nếu giáo viên không giải thích thì tôi cũng không nghĩ nhiều đến vậy. Tôi thấy những bài toán như vậy cũng rất có ích, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy đa chiều, như vậy sẽ có lợi cho việc học sau này của trẻ” .
Bạn thấy bài toán suy luận trên có phù hợp với học sinh tiểu học hay không?