Con đạt 9,3 điểm vẫn còn đòi “trừng phạt”, thậm chí còn muốn được sự tư vấn của các bậc phụ huynh khác về cách trừng phạt thích hợp?
Đề thi môn Giáo dục công dân gây tranh cãi vì “dã man, phản cảm”, bộ môn này hiện nay đang dạy gì?
Trong 1 câu hỏi được đặt ra là: “Con tôi được có 9,3 điểm, tôi rất thất vọng về nó. Tôi nên phạt nó như thế nào đây?”. Và 1 câu trả lời được đưa ra mà khiến ai cũng mát hết cả lòng dạ: “Có phụ huynh như chị là 1 sự trừng phạt của nó rồi”.
Đây là thời gian đặc biệt sau những chuỗi ngày thi cử căng thẳng của các kỳ thi cuối cấp, vượt cấp và cuối học kỳ.. và đến lúc nhận được kết quả. Câu hỏi trên có lẽ không phải là 1 trường hợp hư cấu.
Có nhiều cha mẹ đã quá kỳ vọng vào con cái đến mức áp đặt con phải có số điểm tuyệt đối. Trong khi thực tế, đó là chuyện gần như không tưởng.
Chúng ta làm người lớn và đòi hỏi ở lũ trẻ những điều mà xưa nay có lẽ chính chúng ta cũng không đạt được ở thời điềm đó. Hãy nhớ lại ngày nhỏ bạn cũng từng là 1 đứa trẻ ham chơi, cũng bị điểm kém đi để đừng đội lên đầu những đứa trẻ sự kỳ vọng… chết người.
9,3 điểm là 1 con số gần như hoàn hảo nhưng bà mẹ này vẫn không ngừng than trách và muốn “trừng phạt” con. Thì chẳng phải là đứa trẻ đó đã quá thiệt thòi rồi sao?
Lũ trẻ lớn lên cần nhận được sự quan tâm, tình yêu thương, chứ không phải những trách nhiệm của điểm số và sự hoàn hảo.
Chúng ta lớn lên vẫn còn xộc xệch, vẫn còn chưa đúng nhưng việc đòi lũ trẻ đã là 1 chiếc cây thẳng tắp như ý mình muốn thì đó là 1 sự độc ác chứ không phải yêu thương.
Hãy tỉnh ngay đi các bà mẹ chạy theo thành tích và những chỉ số rồi đội lên đầu con mình 1 “vòng kim cô” điểm số và chỉ rình chờ niệm thần chú. Bạn thường muốn con mình có điểm số cao vì nghĩ rằng đó là nền tảng để có được sự thành công sau này và có hạnh phúc trong tương lai. Nhưng bạn lại quên mất hạnh phúc ngay hiện tại của đứa trẻ, nơi mà những kí ức sẽ theo chúng đến mãi về sau, có thể là sự nâng đỡ và cũng có thể biến chúng luôn thành những người lớn tuyệt vọng.