Cổ nhân dạy ‘Thiện ác xem mắt, miệng, giàu nghèo xem chân, tay’, ẩn ý đằng sau mới thực sự đáng suy ngẫm

Dưới góc độ nào đó, kinh nghiệm người xưa truyền lại là không sai. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, không phải trường hợp nào ''trông mặt mà bắt hình dong" cũng đúng...

Ở thời cổ đại, thuật nhìn người là một bí thuật vô cùng huyền bí và không phải ai cũng có thể tiếp nhận được. Tuy nhiên, những lời đồn đoán học thứ này sẽ không có kết cục tốt đẹp vì dám “khai phá” bí mật của trời đất khiến cho nguồn tri thức này dần dần bị mai một, thất truyền, hậu thế chỉ còn một vài người tỏ tường.

Dù vậy, trong dân gian vẫn còn tồn tại nhiều phương pháp nhận dạng phổ biến, chẳng hạn những câu nói truyền miệng, các câu tục ngữ mang nhiều ẩn ý như: “Thiện ác xem mắt, miệng; giàu nghèo xem chân”.
Thiện ác dùng để chỉ con người tốt hay xấu, muốn phán đoán bản chất của người đó thì chỉ cần quan sát miệng và mắt là có thể nhận biết được. Còn về tình trạng giàu nghèo thì cần quan sát tay chân của một người để phân tích.

Câu nói này hoàn toàn có cơ sở, thậm chí, việc phán đoán người tốt, người xấu cần nhìn mắt, miệng là khá chính xác. Bởi mắt và miệng quả thực có thể tạo ấn tượng rất trực quan, từ đó bạn có thể cảm nhận được ai là người tốt, ai là người xấu.

Ví dụ, khi xem các nhân vật trong các phim, chúng ta có thể phân biệt được đâu là người tốt và kẻ xấu mà không cần biết cốt truyện. Điều này bởi vì thông thường người xấu là kẻ trộm cắp, mắt trợn ngược, liến thoắng.

Ngược lại, hầu hết những người tốt đều có lông mày rậm, mắt to và miệng vừa.

Trên thực tế, trong cuốn “Băng giám” của Tăng Quốc Phiên – nhân vật đại tài trong lĩnh vực Nhân tướng học, cũng đã đề cập đến một phương pháp phân biệt rất chi tiết khi nhìn mắt đoán người. Cụ thể, nếu mắt một người hay nhấp nháy, đảo quanh hoặc có ánh sắc lạnh có nghĩa là người này có tà ma trong lòng. Ngược lại, người có đôi mắt cương nghị, nhìn thẳng vào người khác thường là người có tấm lòng rộng mở, nhân từ.

Đối với miệng, nhìn miệng ở đây không phải là nhìn hình dáng miệng mà là nhìn vào biểu hiện của lời ăn tiếng nói của một người. Ví dụ, những người hay nói lời mật ngọt, miệng lưỡi mượt thì cần phải cẩn thận; Trong khi đó, người nhất quán trong lời nói và hành động sẽ đáng tin cậy hơn. Dựa vào đó, chúng ta đại khái có thể phân biệt được tốt xấu, thiện ác ở đời.

Quan niệm giàu nghèo xem tay chân chính xác đến mức nào? Với sự phát triển không ngừng của xã hội, trình độ vật chất được nâng cao rất nhiều. Muốn có cuộc sống tốt hơn thì phải tiếp tục làm việc chăm chỉ.

Thời đại tri thức ra đời khiến người ta chú trọng hơn đến việc nâng cao trình độ học vấn, tuy nhiên không phải ai cũng được học lên cao, số đông không thể kiếm tiền nhờ tri thức nên chỉ có thể lao động chân tay.

Người xưa thường nhìn vào chân, tay của một người để phán đoán gia cảnh và địa vị là vì trước đây, những người giàu có thường thích đeo ngọc bích và các đồ món đồ thể hiện địa vị của mình trên tay. Bên cạnh đó, họ không phải làm việc chân tay nên bàn tay trắng nõn và mịn màng, đi giày đẹp, có lông mềm, rất tao nhã.

Ngược lại, người bình thường hay người nghèo thường là dân lao động nên chân tay thường sẽ thô ráp, da xỉn màu. Đồng thời, họ thường ăn mặc bình thường, giản dị để tiện làm việc.

Khi một người luôn làm công việc nặng nhọc, mệt mỏi, trên tay sẽ xuất hiện những vết chai hoặc vết thương lớn nhỏ, da tay ngày càng sần sùi, bởi vậy chỉ cần nhìn thoáng qua là thân phận của người đó.

Tuy nhiên, trên thực tế, có khá nhiều người sinh ra có tướng mạo không mấy thiện cảm với đối phương nhưng họ lại sống thiện lương, chăm chỉ, chân thành.

Thời hiện đại có rất nhiều người giàu chọn cách ăn mặc giản dị trong khi người nghèo lại đua đòi hàng hiệu. Vì vậy, chúng ta không nên nhận diện qua vẻ bề ngoài để đánh giá người khác. Những kinh nghiệm trên chỉ hữu ích trong một số trường hợp nhất định.

Mọi người đều bình đẳng, không cần biết bạn làm ngành nào, làm công việc gì, miễn là bạn lao động chân chính và kiếm tiền bằng chính đôi tay của mình, người khác không có quyền chất vấn hay chỉ trích, không nên dùng cách nhìn này để gán ghép cho người khác.

Dưới góc độ nào đó, kinh nghiệm người xưa truyền lại là không sai. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, không phải trường hợp nào ”trông mặt mà bắt hình dong” cũng đúng. Có những người sinh ra vốn không may mắn có một ngoại hình đẹp nhưng họ vẫn có một trái tim ấm áp và thiện lương, vì vậy, chúng ta không thể cứ cứng nhắc áp dụng những quan niệm đó để vội đánh giá một người. Thay vào đó, hãy nhìn nhận người đó dưới nhiều góc độ để có một cái nhìn toàn diện và đúng đắn hơn.

Nguồn: Vũ Ngọc – Xe & Thể thao

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/co-nhan-day-039thien-ac-xem-mat-mieng-giau-ngheo-xem-chan-tay039-an-y-dang-sau-moi-thuc-su-dang-suy-ngam-d138329.html