Có cần nói với con cái về khoản tiết kiệm của bạn khi về già không? Đâu mới là cách làm thông minh?

Vậy đâu mới là cách làm đúng? Hãy học hỏi cách làm của bác Hậu 75 tuổi, cách làm này của bác thực sự thông minh và hiệu quả. Cùng tìm hiểu câu chuyện của bác nhé.

Xưa nay, nhiều bậc cha mẹ có quan niệm nuôi con để đề phòng lúc tuổi về già. Họ tin rằng con cái chính là chỗ dựa sau này của mình. Nếu có con cái chăm sóc cuộc sống tuổi già sẽ được đầy đủ và thoải mái hơn rất nhiều. Nhưng hiện nay, ngày càng nhiều người cao tuổi có những suy nghĩ khác, họ thích tự giải quyết vấn đề ở tuổi già hơn, và cố gắng không làm phiền con cháu nếu có thể.

Vì vậy, nhiều người cao tuổi đã sớm tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ. Khi có đủ lương hưu thì tuổi già mới có thể đảm bảo được tốt hơn, thoải mái hơn. Không ít người có một thắc mắc chung, đó là không biết họ có nên nói với con cháu về khoản tiền tiết kiệm của mình hay không? Suy cho cùng, khi tuổi càng lớn, trí nhớ của họ sẽ dần kém đi, và họ có thể dễ quên việc có khoản tiền tiết kiệm của mình. Nhưng nhiều người cũng lo việc con cháu biết được khoản tiền này sẽ dần dần gặm nhấm hết.

Vậy đâu mới là cách làm đúng? Hãy học hỏi cách làm của bác Hậu 75 tuổi, cách làm này của bác thực sự thông minh và hiệu quả. Cùng tìm hiểu câu chuyện của bác nhé.

“Tôi năm nay đã 75 tuổi, trước khi nghỉ hưu tôi là một bác sĩ phẫu thuật tại một bệnh viện địa phương. Công việc của tôi thực sự rất bận rộn, và không có nhiều thời gian dành cho gia đình. Nhưng cũng may vợ tôi là một người phụ nữ chu toàn, cô ấy rất dịu dàng, không bao giờ giận tôi vì tôi không dành nhiều thời gian cho cô ấy và con cái. Ngược lại còn chăm sóc tôi vô cùng cẩn thận.

Tôi còn nhớ, có khoảng thời gian sức khỏe của mẹ tôi không tốt, vợ tôi là người luôn ở bên vất vả chăm sóc. Nên tình cảm của mẹ chồng nàng dâu khá tốt. Việc học của con cái, tôi cũng chưa bao giờ phải lo lắng. Các con của tôi đều có học lực tốt, sau này chúng đều trúng tuyển vào đại học, bây giờ công việc của chúng cũng khá phát triển.

Con trai tôi cũng đã trở thành một bác sĩ, cưới con dâu làm cùng một bệnh viện. Chúng tôi không còn phải lo lắng cho nó nữa. Mặc dù con dâu có công việc ổn định, cũng kiếm được tiền nhưng cả hai vợ chồng tôi đều không thích cho lắm.

Vì con dâu tôi sinh ra trong một gia đình rất nghèo, lại có tới bốn người em trai, nếu con trai tôi lấy sẽ thực sự áp lực. Hơn nữa, con dâu tôi là người luôn thiên vị bên ruột hơn nhà chồng, cưới một người phụ nữ như vậy, hẳn rất vất vả.

Mặc cho chúng tôi can ngăn như thế nào đi nữa thì con trai vẫn không nghe lời. Nó bí mật lấy sổ hộ khẩu để đi làm giấy kết hôn cùng con dâu. Mãi một tháng sau đó, chúng tôi mới biết sự thật. Khi đó đã quá muộn, chúng tôi không thể thay đổi được điều gì nữa, vì thế chúng tôi chỉ còn cách chấp nhận.

Quả nhiên, sau khi lấy con trai tôi, con dâu luôn gửi tiền về cho gia đình mẹ đẻ. Hễ bên đó có việc gì cũng sẽ về đó ngay lập tức. Lúc đầu chúng tôi thực sự không hài lòng, về sau cũng không muốn quan tâm nữa.

Còn con gái của chúng tôi thì lấy được người chồng tốt. Ông bà thông gia đều là giáo viên, họ chu đáo và hòa đồng. Từ khi lấy chồng, con gái chưa bao giờ phải buồn khóc vì cuộc sống nhà chồng, nên chúng tôi rất hài lòng về chàng rể này.

Tuy nhiên, vợ chồng tôi luôn đối xử bình đẳng với cả con trai và con gái. Khi chúng mua nhà, chúng tôi đều cho số tiền như nhau. Con gái hay con trai cũng đều là máu mủ ruột thịt, làm sao mà chúng tôi không yêu chúng được?

Vợ chồng chúng tôi đã làm việc siêng năng, chúng tôi đã tiết kiệm được rất nhiều tiền. Trong tài khoản chúng tôi có tới hai tỷ. Không chỉ vậy, hàng tháng tôi còn được nhận thêm khoản lương hưu 7 triệu, vợ tôi nhận được 5 triệu một tháng. Hai chúng tôi chi tiêu tối đa là hơn 4 triệu một tháng. Tính ra mình tiền lương hưu hàng tháng của vợ cũng đủ để chúng tôi chi tiêu rồi, vì vậy lương hưu của tôi là để dành.

Cách đây 3 năm, vợ tôi qua đời vì mắc bệnh hiểm nghèo. Khi phát hiện, bệnh đã đến giai đoạn cuối, cho dù có nhiều tiền cũng phải bó tay. Vợ tôi không muốn hóa trị vì nó quá đau đớn. Cô ấy chỉ muốn sống những tháng cuối đời được tự do và nhẹ nhàng. Vì vậy, thời gian đó tôi luôn ở bên vợ, con gái cũng hay về thăm vợ tôi khi rảnh rỗi. Nên không còn gì làm cho vợ tôi phải hối tiếc nữa.

Từ khi vợ mất, cuộc sống của tôi vô cùng tẻ nhạt, hàng ngày tôi không biết phải làm gì, sức khỏe cũng ngày một xuống dốc. Tôi có thể cảm thấy trí nhớ của mình bắt đầu suy giảm, hay quên. Chẳng hạn như có lần đang xem ti vi, tôi cầm điều khiển trên tay, nhưng sau khi xem phim truyền hình, tôi không nhớ để điều khiển ở đâu và bắt đầu đi tìm kiếm ở khắp mọi nơi.

Chuyện này thực sự đã xảy ra nhiều lần. Nhiều khi ra ngoài tôi còn quên mang theo chìa khóa. Nhiều lần còn tự nhốt mình trong nhà, và cuối cùng phải gọi người phá khóa đến để mở nữa. Vì vậy, tôi cũng rất lo đến việc bản thân sẽ quên hết số tiền tiết kiệm, tôi đã nghĩ bản thân cần phải nói với các con về số tiền tiết kiệm này.

Thế nhưng, nhìn bề ngoài hai đứa con có vẻ rất hiếu thảo với tôi, nhưng tôi cũng lo chúng sẽ gặm nhấm hết dần số tiền này của tôi, thế thì khi về già tôi sẽ ra sao. Suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng tôi cũng nghĩ ra cách hay hơn, đó là cho con cất riêng tiền tiết kiệm.

Nhưng để chắc chắn, tôi không nói hết số tiền tiết kiệm của mình, tôi chỉ nói với chúng rằng chỉ có 500 triệu, và bảo hai đứa giữ giúp tôi một nửa. Sau khi nghe ý kiến của tôi, các con tôi đã đồng ý. Chúng hứa với tôi rằng sẽ giữ lại cho tôi và đưa cho tôi khi tôi cần.

Được nửa năm, một lần tôi mới thử các con của mình. Tôi nói rằng tôi cần tiền gấp, yêu cầu con chuyển tiền cho tôi càng sớm càng tốt. Sau khi con gái tôi nhận được cuộc gọi từ tôi, cô con gái đã chuyển tiền ngay sau đó. Còn con trai thì im lặng một lúc lâu rồi sau đó nói chuyện ấp úng.

Nói chuyện với con trai vài phút, tôi mới biết rằng số tiền đó đã bị con trai và con dâu tiêu hết từ lâu, không còn một xu. Và chúng cũng chẳng nói cho tôi biết đã tiêu khi nào. Tôi hơi tủi thân khi nghe xong câu chuyện. Tôi có hỏi con trai khi nào trả lại tiền cho tôi, thì con dâu giật điện thoại rồi bảo tôi tính toán với cả con trai.

Nghe những gì con dâu nói, tôi hiểu rằng vợ chồng con trai không hợp để giữ tiền tiết kiệm giúp mình. Vì vậy, cuối cùng, tôi đã gọi điện cho cả con trai và con gái nói chuyện. Cuối cùng tôi quyết định để con gái giúp tôi giữ tiền tiết kiệm mà thôi. Mặc dù con trai và con dâu không vui, nhưng tôi mặc kệ, tôi không để ý đến chúng nghĩ gì nữa.

Vì vậy, cuối cùng chính con gái đã giúp tôi giữ lại số tiền tiết kiệm, thời gian và thực tế đã chứng minh rằng quyết định của tôi là đúng. Con gái không bao giờ lấy tiền của tôi ra để chi tiêu cho việc cá nhân, mỗi khi tôi cần tiền tiêu, nó sẽ lấy ra đưa cho tôi. Một phần để riêng cho tôi tiêu hàng tháng, còn một phần vẫn gửi ngân hàng, lấy lãi hàng năm. Tôi chia đều khoản lãi nhận được cho cả con trai và con gái.

Và dù tôi có đưa cho con gái số tiền lãi này thì con gái cũng sẽ mua sắm cho tôi. Phải nói rằng nó thật sự có hiếu. Vì vậy, tôi nghĩ cách làm của tôi rất thông minh và hiệu quả. Việc này giúp tôi biết được đứa con nào mới hiếu thảo nhất. Chắc chắn sau này con gái của tôi sẽ nhận được phần tài sản nhiều hơn, vì nó đã rất hiếu thảo, nó đã chăm sóc và lo chu đáo cho cuộc sống của tôi rất nhiều. Nên tôi cần phải đối xử tốt với con gái.

Việc người cao tuổi có nên nói với con cháu về tiền tiết kiệm hay không là tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người. Nếu con cháu hiếu thảo, có lòng yêu thương người cao tuổi, có lòng phụng dưỡng người già thì người già không nên quá dè dặt mà hãy giúp đỡ chúng. Nếu con cái bất hiếu thì tốt nhất đừng nói thật, hãy tự lo cho mình, dù sao tiền lương hưu là hy vọng duy nhất lúc về già.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/co-can-noi-voi-con-cai-ve-khoan-tiet-kiem-cua-ban-khi-ve-gia-khong-dau-moi-la-cach-lam-thong-minh-d71844.html