Theo quan niệm dân gian của người Việt, cây khế có thể mang lại may mắn, tài lộc đến cho gia đình. Cây khế được biết đến là một loại cây ăn quả vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Theo quan niệm dân gian của người Việt, cây khế có thể mang lại may mắn, tài lộc đến cho gia đình. Vậy, trong phong thủy, nên trồng khế chua hay khế ngọt để gia chủ thêm tiền tài, lộc lá?
Ý nghĩa của cây khế theo quan niệm phong thuỷ
Khế là cây ăn quả dân dã ở Việt Nam nhưng nó cũng là một loại cây phong thủy mang lại nhiều may mắn và dễ trồng. Trong quan niệm dân gian, khế là loại cây thể hiện sự chính nhân quân tử, lòng dạ thật thà ngay thẳng. Người ta tin rằng cây khế mang lại vận may lớn cho những người sở hữu nó. Thế nên những người khi đi mua nhà, thuê nhà mà thấy có cây khế thường dễ “chốt đơn” hơn.
Khế là cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Loại cây này có thể trồng trong sân vườn hoặc trồng bằng chậu đều cho nhiều hoa và quả. Hình dánh hoa và quả thành chùm xum xuê và màu xanh mát quanh năm, quả chín thì vàng đẹp sáng rực nên tượng trưng cho may mắn, tài lộc thịnh vượng. Do đó có cây khế trong nhà được xem là phú quý đại cát đại lợi. Mua nhà hay thuê nhà mà có cây khế thì rước thêm vận may về nhà.
Cây khế sẽ hợp mệnh gì?
Cây khế khi chín mang quả màu vàng là một lựa chọn lý tưởng cho những người mang mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Nếu bạn thuộc nhóm này, hãy xem xét trồng cây khế trước nhà hoặc trong vườn của mình để thu hút nhiều may mắn và tài lộc đến. Cây khế sẽ trở thành một biểu tượng phong thủy mạnh mẽ, mang lại sự thịnh vượng và thành công cho gia đình bạn.
Nên trồng khế ở vị trí nào?
Cây khế nếu ở nhà đất rộng có thể trồng cây to xuống đất vườn. Nên nếu cây to thì không trồng trước cửa vào nhà vì cây to sẽ cản trở tầm nhìn, ngăn luồng khí chắn tài chắn lộc. Cây to cũng sẽ chắn bóng làm mất ánh sáng, lối khi không thoáng. Do đó nếu bạn muốn trồng cây khế to thì có thể trồng ở sau nhà hoặc vườn bên cạnh nhà.
Còn nếu bạn trồng khế trong chậu với kích thước vừa phải, cây sẽ không phát triển tán rộng thì có thể trồng ở trước nhà như những cây cảnh khác. Cây khế ưa ánh sáng nên trồng chỗ nào có ánh sáng thì sẽ sai hoa và quả hơn.
Nên trồng khế chua hay ngọt?
Theo phong thủy thì không phân biệt cây khế chua hay ngọt mới mang tài vận. Thế nên tùy bạn thích chọn cây chua hay ngọt mà trồng. Khế chua thường được dùng để nấu canh, làm món khế rang tép, khế xào lòng, mứt khế đều rất ngon. Khế ngọt thì nhiều người dùng để ăn trực tiếp. Nếu bạn thích “vận theo chữ” thì nên chọn khế ngọt để thể hiện sự ngọt ngào đầm ấm trong gia đình.
Trồng khế còn phục vụ sức khỏe con người
Cây khế có nhiều phần khác nhau và mỗi phần có công dụng riêng:
– Thân và rễ: Vỏ thân và vỏ rễ giúp điều trị đau khớp, viêm dạ dày và đau đầu mạn tính.
– Quả: Quả khế giúp giải khát, thanh nhiệt, trừ phong và làm thông đờm.
– Lá: Lá khế trị mụn, mề đay, ho, lở sơn, cảm nắng, tiểu buốt, dị ứng, viêm âm đạo, viêm tiết niệu và tiểu ra máu. Ngoài ra, lá khế còn có tác dụng hạ đường huyết.
– Hoa: Hoa khế trị ho, bổ thận, sốt rét, ho khan, ho đờm và kiết lị.