Bỗng dưng hay thèm đồ ngọt, có phải dấu hiệu bệnh tiểu đường?

Thèm ngọt cảnh báo cơ thể bạn có thể gặp nhiều vấn đề không chỉ là bệnh tiểu đường

Nhiều người bị tiểu đường có dấu hiệu khát nhiều, tiểu nhiều, nước tiểu làm nhà vệ sinh nhanh bẩn, thèm ăn đồ ngọt… Tuyến tụy là bộ phận giải phóng insulin để giúp glucose dư thừa từ thực phẩm được sử dụng làm năng lượng hoặc lưu trữ trong cơ thể. Ở bệnh nhân tiểu đường thì cơ thể không phản ứng với glucose nên đường dư thừa ở trong máu làm tăng đường huyết máu. Đường trong máu thừa nhưng cơ thể lại không nhận được nên bạn càng thèm những đồ ngọt như cơm, bánh mì, mía, bánh ngọt… Thế nên bỗng dưng thèm đồ ngọt nhiều cũng có thể nghĩ tới bệnh tiểu đường.

Ngoài ra có nhiều lý do khiến bạn thèm ngọt, nên bạn cần chú ý:

Thiếu canxi, magie, crom cũng gây thèm đồ ngọt

Nếu đang cảm thấy thèm đồ ngọt như nước ngọt có gas, có thể là bạn đang bị thiếu canxi và magie, khiến cơ thể mệt mỏi và không tỉnh táo nên não bộ phát ra tín hiệu cần những đồ uống này để nạp thêm năng lượng.

 Tương tự nếu cơ thể thiếu crom thì cũng ảnh hưởng tới cân bằng đường huyết, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi thiếu năng lượng. Do đó bạn sẽ thèm ăn đồ ngọt hơn. Crom và insulin đóng vai trò cân bằng đường huyết, kiểm soát cân nặng và giúp ăn ngon miệng. Hạ đường huyết hay rối loạn đường huyết do thiếu crom sẽ thôi thúc cơ thể tìm đến đồ ngọt.

Thiếu vitamin B gây thèm ăn ngọt

Nếu bạn thèm ăn đồ ngọt cùng với cơ thể thấy căng thẳng mệt mỏi thì nguy cơ cao bạn đang thiếu vitamin B. Các loại vitamin B bao gồm B1 (thiamin), B2 (riboflavin), B3 (niacin), B5 (pantothenic acid) là những vitamin tham gia vào quá trình tạo ra năng lượng. Nếu não bộ không nhận được năng lượng thì chúng sẽ thúc đẩy cơ thể đi tìm.

Mất cân bằng dinh dưỡng

Nếu bạn ăn mất cân bằng dinh dưỡng, chất béo lành mạnh thì đường huyết thay đổi nên cũng khiến bạn thèm ăn đường hơn.

Căng thẳng thần kinh

Khi cơ thể bị căng thẳng thần kinh thì có xu hướng tìm đồ ngọt để tăng hoạt động não bộ tăng hưng phấn. Vì đường có tác động lên hormone tạo cảm giác dễ chịu trong cơ thể.

Thiếu ngủ

Thiếu ngủ cũng thường kéo theo cơn thèm ăn ngọt và tinh bột, đồ ăn mặn. Các nhà khoa học cho rằng khi thiếu ngủ cơ thể chúng ta có xu hướng tìm kiếm đồ ăn kém lành mạnh.

Thiếu hụt nội tiết tố

Với phụ nữ, vấn đề thèm ngọt đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến estradiol, một trong những dạng của nội tiết tố nữ estrogen. Khi thiếu hụt hormone, phụ nữ hay thèm ăn ngọt. Nếu bạn có kèm các biểu hiện đau bụng kinh, giữ nước, chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau đầu trong kỳ kinh nguyệt, đau nửa đầu và vấn đề cân nặng thì nguy cơ này rất cao.

Suy tuyến giáp

Nếu tuyến giáp hoạt động kém, sự cân bằng hormone trong cơ thể bị đảo lộn. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi, mất hết năng lượng. Và khi nguồn năng lượng trong cơ thể bị “cạn” đi thì cũng là lúc bạn cảm thấy mình thèm ăn ngọt hơn bao giờ hết.

Do đó nếu bỗng dưng bạn thèm ăn nhiều những thực phẩm giàu tinh bột, giàu ngọt thì hãy xem lại các vấn đề trong cơ thể mình nhé và nên có buổi khám tổng quát để khắc phục kịp thời. Ăn đường và thực phẩm nhiều tinh bột đường thự sự không tốt cho sức khỏe. Về lâu dài chúng khiến bạn tăng nguy cơ thừa cân béo phì, già nhanh, phá hủy làn da và tóc.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/bong-dung-hay-them-do-ngot-co-phai-dau-hieu-benh-tieu-duong-d89764.html