Em chán không buồn nói lại vì lần nào cãi nhau xong người chịu ấm ức vẫn chỉ là mình. Sáng hôm sau ngủ dậy, câu đầu tiên chồng em nói với vợ là…’, người vợ kể.
Bản thân luôn sống hết lòng vì gia đình nhà chồng, ngược lại bên ngoại chỉ nhận được sự lạnh nhạt từ đối phương, chắc chắn không người phụ nữ nào có thể chấp nhận chịu đựng. Giống chia sẻ của cô vợ trẻ có tên T.H dưới đây.
H. kể: “Tính chồng em áp đặt. Anh ấy sống thiên vị, lúc nào cũng yêu cầu vợ phải chăm sóc tận hiếu với bố mẹ chồng, ngược lại bên ngoại anh dửng dưng lắm.
1 tháng có 4 cái thứ 7, chủ nhật em đều phải về dọn dẹp, nấu nướng cho bố mẹ chồng. Thế nhưng bố mẹ đẻ ốm em mà về là chồng hằn học khó chịu. Thậm chí có lần anh còn sang nhà trách ngược lại bố mẹ, nói ý rằng họ phải dạy bảo em biết cách sống chứ không thể đi làm dâu rồi vẫn động tí lại chạy về nhà ngoại”.
H. kể, cô phân tích rất nhiều lý lẽ đúng sai để chồng hiểu song lần nào anh cũng chỉ đáp lại vợ 1 câu: “Đàn bà xác định đi làm dâu phải thế”, thành thử mọi câu chuyện của cô đều đi vào ngõ cụt vì chồng không có thiện chí tiếp thu. Anh luôn cho rằng anh đúng, chưa bao giờ lắng nghe và hiểu cho suy nghĩ cũng như lập trường của vợ. Mâu thuẫn giữa cô với chồng vì thế cứ ngày một nhân lên khiến H. cảm giác bản thân bị cô lập dù sống bên cạnh chồng.
Người vợ trẻ tâm sự tiếp: “Ngày nghỉ trong tuần một là chồng giục em về nội hoặc là anh gọi anh em, bạn bè tới nhà tụ tập ăn uống nhưng không bao giờ động tay làm việc gì, đùn hết để vợ lo.
Chủ nhật vừa rồi cũng thế, anh ấy lên lịch hẹn bạn tới ăn nhắc em chuẩn bị từ thứ 7. Tuy nhiên đúng đêm hôm đó anh trai em gọi sang báo bố bị cảm mệt. Em sốt ruột bảo chồng hoãn lịch ăn uống lại hoặc không anh tự ở nhà lo lấy, em vào viện chăm bố. Anh một mực không chịu còn cao giọng bảo: ‘Cô chỉ lấy cớ là giỏi. Bố cô ốm đã có anh trai chị dâu cô chăm rồi, đâu tới phận con gái đi lấy chồng lo’.
Anh ra lệnh vợ phải ở nhà lo cơm đãi khách cho đâu vào đấy, không được để chồng mất mặt.
Em chán không buồn nói lại vì lần nào cãi nhau xong người chịu ấm ức vẫn chỉ là mình. Sáng hôm sau ngủ dậy, câu đầu tiên chồng em nói với vợ là: ‘Đi chợ lo cơm nước đi’. Mặt em lạnh tanh chỉ vào chiếc lồng bàn ụp trên bàn bảo: ‘Tôi chuẩn bị cả rồi đó. Giờ tôi về chăm bố’.
Chồng em nghe vậy vẻ mặt tỏ ra nghi ngờ nên chạy vào nhưng lật chiếc lồng bàn lên, nhìn vào mâm không thấy đồ ăn thức uống đâu chỉ có duy nhất lá đơn ly hôn, anh trợn mắt hỏi thế là thế nào. Khi ấy em mới đáp trả: ‘Tôi làm vợ anh, không phải giúp việc mà anh cấm đi thì phải ở, anh sai làm là phải xắn tay trong khi bản thân anh không coi vợ ra gì. Bố mẹ tôi ốm, tôi có trách nhiệm chăm lo còn anh muốn tiếp đãi bạn thế nào tự đi mà làm. Tôi không thể gắn bó mãi với người đàn ông sống thiếu trách nhiệm như anh’.
Nói hết những lời cần nói, em dắt xe đi. Chồng em bực tức gọi với bắt vợ ở lại nói chuyện cho ra lẽ nhưng em ngoái lại ‘chốt hạ’ câu cuối: ‘Ký đơn đi… tôi không còn gì để nói’.
Hôm sau chắc ở nhà suy nghĩ thông rồi anh ấy mới mua hoa quả sang thăm bố vợ, biếu ông 5 triệu. Sau đó lão mon men nhẹ nhàng bảo em về, vợ chồng ngồi lại với nhau nhưng em vẫn giữ im lặng. Lần này em phải cho anh ấy biết, sức chịu đựng của em đi tới giới hạn cuối cùng rồi, nếu không thay đổi, em sẽ ly hôn không nuối tiếc”.
Nội ngoại đôi bên như 1 là điều mà bất cứ phụ nữ nào kết hôn cũng đều mong được chồng cư xử công bằng như thế. Khi các anh quan tâm chăm sóc tới bên ngoại thì tự khắc họ cũng sẽ tận tâm 1 lòng vì gia đình nhà chồng. Ngược lại các anh sống quá vô tâm, ích kỷ cũng đừng mong nhận được sự bao dung, nhẫn nhịn từ vợ.