Bố bỏ đi lấy vợ 2 không liên lạc, khi ốm đau quay về nhờ con trai và con dâu chăm sóc

Vẫn biết chữ HIẾU nặng lắm, dù bố không có công dưỡng nhưng cũng có công sinh. Thế nhưng bỏ đi mười mấy năm không liên lạc, hạnh phúc bên người vợ 2, vậy mà đến khi ốm đau bệnh tật người đầu tiên nhớ đến lại là con trai với con dâu... khiến người con dâu rất khó xử!

Mới đây, trên một hội nhóm lớn trên MXH đã chia sẻ một câu chuyện khiến nhiều người đặc biệt quan tâm, chú ý. Bởi hiện tại người con dâu cảm thấy rất khó xử, không biết phải xử lý sự việc này ra sao.

Cô kể về hoàn cảnh hai vợ chồng mới cưới nhau được 1 năm, có 1 người con và hai vợ chồng đều làm công nhân ở quê. Người vợ này thấy thương hoàn cảnh của người chồng bởi vì trước khi cưới không có cha không có mẹ. Lý do là mẹ mất sớm, còn bố đi bước nữa từ khi chồng cô còn nhỏ, phải ở cùng bác bá.

Điều đáng nói là người bố chồng này từ khi vợ mất đã đi lấy vợ mới, không liên lạc gì với con và cũng không nuôi người con trai được ngày nào.

Thậm chí, đến ngày cưới con trai gọi điện mời về nhưng ông cũng không về và một câu chúc mừng con cũng không có.

Cách đây 3 tháng, bố chồng đã về nhà 2 vợ chồng con trai, đi cùng với vợ 2 và một cô con gái, ở lại 15 ngày. Sau đó, người vợ và cô con gái đi trước và để lại bố chồng của cô.

Người con dâu không biết xử lý tình huống ra sao và cảm thấy rất khó xử:

Nếu như ông khỏe mạnh thì chẳng sao nhưng lại mới bị tai biến, chỉ ngồi được 1 chỗ, ăn uống thuốc thang, sữa lại vợ chồng mình lo (ông không uống nước lọc tất cả đều là bằng sữa).

Nhưng giờ mình cũng nghỉ thai sản gánh nặng đổ lên vai chồng mình, anh cũng không thích nhưng chỉ khó chịu chút rồi thôi, bao nhiêu năm không nuôi nấng con được ngày nào giờ ốm đau về đây thật không biết phải làm thế nào nữa!

Vẫn biết chữ Hiếu nặng lắm, nhưng nghĩ mà xem mười mấy năm không gì cả bỗng dưng như này ai cũng thấy khó xử thôi”.

Câu chuyện tương tự như thế này trong xã hội không phải là hiếm. Tuy nhiên, khi người trong cuộc gặp phải tình huống này đều sẽ cảm thấy có một chút suy nghĩ và không biết phải làm gì cho ổn thỏa, thật sự rất khó xử.

Người bố là người thiếu trách nhiệm trong việc chăm lo, nuôi dạy con. Dù là con mình sinh ra nhưng lại không có trách nhiệm chăm sóc, để cho người khác nuôi và đi lo hạnh phúc và cuộc sống mới, không đoái hoài gì tới con. Đến khi hoạn nạn, bệnh tật người đầu tiên ông nhớ đến có thể nhờ cậy lại chính là con trai và con dâu.

Hiện tại, bài chia sẻ đã nhận được nhiều sự quan tâm, bình luận từ mọi người:

Biết là bạn đang giằng xé lắm nhưng mình vẫn khuyên bạn cố gắng sống trọn chữ HIẾU & chữ TÌNH, ít nhất thì lòng mình cũng không áy náy và các con bạn hay người ngoài nhìn vào cũng thấy nể bạn. Coi như tích phúc tích đức cho chính mình và cho các con đi.

-Thôi chấp nhận số phận thôi chứ biết nói gì. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Chúc vợ chồng bạn “cố” vượt lên bản thân. Ít ra là trong việc “không vui” khi thấy người bố này đột nhiên xuất hiện. Cũng như người ta ăn ốc bắt hai bạn đổ vỏ. Cũng chả biết nói sao. Nhân đạo thôi bạn. Ở ngoài mình có thể nói rất nhiều lời hay ý đẹp nhưng là lời hay thôi. Trong cuộc mới thấm.

-Cái lúc khoẻ thì không thấy mặt, lúc ốm đau về đòi chăm. Ủa sao lạ thế nhỉ.

-Có phúc sẽ còn phần. Cố gắng bao bọc nhau và chăm lo cho ông. Sóng trước vỗ đâu, sóng sau vỗ đấy… vì thế hãy bao dung và học cách bỏ qua. Dù gì cũng là đấng sinh thành.

-Lúc đám cưới gọi không về sợ phải lo đám cưới cho con nhưng đùng 1 cái đòi về thăm là có điềm rồi.

-Lúc bỏ đi thì không nghĩ gì đến con nhưng ốm đau dặt dẹo lại nhớ đến con lại bảo nghĩa vụ. Thế nên bây giờ mấy ông chồng có ngoại tình bỏ vợ con đi thì đi luôn chứ sau ốm đau đừng có quay lại làm phiền con mình làm gì.

-Ít ra thì không có công dưỡng nhưng có gọi là có công sinh, nếu thực sự có thể cố gắng nuôi được thì thôi cố gắng. Âu cũng là luật nhân quả dành cho ông ấy còn mình làm được việc hiếu thì phước báo sau này.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/bo-bo-di-lay-vo-2-khong-lien-lac-khi-om-dau-quay-ve-nho-con-trai-va-con-dau-cham-soc-d30981.html