Có một điều rất lạ là bất cứ đứa trẻ nào cũng vậy. Cho dù bị mẹ mắng ngàn lần, trẻ vẫn yêu mẹ bất chấp. Nghe thì có vẻ buồn cười nhưng “tình yêu” của trẻ là có thật.
Nhiều bà mẹ luôn mong con mình có thể hiểu được tình thương và sự cố gắng của cha mẹ, để cha mẹ không phiền lòng. Mẹ nói rằng mẹ yêu con vô điều kiện, nhưng liệu điều đó có đúng không?
Có người nói rằng, tình yêu của trẻ nhỏ mới là tình cảm thuần khiết, vô điều kiện trong cuộc đời này.
Một người mẹ phải đi xa làm việc, đứa con trai của cô không muốn mẹ rời đi. Nhưng đứa trẻ dũng cảm ấy đã không thể giấu được những giọt nước mắt buồn bã.
Ảnh 163
Người mẹ trẻ đã chia sẻ cuộc trò chuyện giữa hai mẹ con trên mạng. Con trai rõ ràng không buồn nói gì, nhưng lại khiến nhiều người đỏ mắt. Cô cho biết phải gửi con cho ông bà từ nhỏ, mẹ phải ra ngoài làm việc, khoảng 1,2 tháng mới về nhà một lần thăm con, rồi lại đi ngay.
Khi con trai còn nhỏ thì mọi việc không có gì, nhưng đứa trẻ càng lớn càng biết chuyện, thì mỗi cuộc chia tay lại càng khó khăn hơn.
Hôm đó là ngày cuối tuần, người mẹ vừa về được một ngày và nhanh chóng chuẩn bị hành lý để trở lại thành phố. Đứa con trai 6 tuổi cũng biết điều đó.
Khi mẹ chuẩn bị rời đi, cậu bé ngồi nghịch điện thoại di động, nhưng là không vui vẻ như thường ngày, đầu óc như ở đâu đâu. Hóa ra cậu bé biết mẹ sắp đi, tâm trạng rất tệ, nó khóc lóc nhưng không muốn mẹ phát hiện ra.
Ảnh 163
Người mẹ thấy con trai mình đang khóc và hỏi nó đã xảy ra chuyện gì? Cậu bé cố nặn ra một nụ cười và nói: “Không sao đâu mẹ, con chỉ bị cái gì đó lọt vào mắt thôi.”
Khi con trai quay lại nhìn mẹ, cậu bé có vẻ không quan tâm đến việc mẹ sắp đi. Nhưng đôi mắt đã tố cáo tất cả, và đôi mắt của mẹ đã đỏ hoe. Người mẹ nói rằng khi nhìn thấy con trai mình không thể khóc, cô đã không thể ngừng khóc .
Con trai bất đắc dĩ xa mẹ nhưng vờ như không quan tâm, người mẹ cũng bất lực không kém. Nhiều cặp vợ chồng đã từng trải qua những tình huống tương tự, không chỉ đứa trẻ không muốn rời xa mẹ, mà người mẹ cũng không muốn bỏ con.
Ảnh 163
Giờ con trai đã lớn, đã hiểu chuyện, mẹ muốn đi làm cũng lòng đầy bất lực và bất đắc dĩ. Đứa con trai rất hiểu chuyện, không quấy khóc vì không muốn người lớn lo lắng. Nhưng đứa trẻ càng như vậy, trong lòng người mẹ càng khó chịu.
Nhiều người cảm thấy vô cùng xót xa khi nhìn đôi mắt hoe đỏ của cậu nhỏ. Cha mẹ chỉ nghĩ rằng con còn nhỏ, nhưng thực tế đứa trẻ đã biết tất cả.
Một số người khuyên người mẹ không nên đi quá xa nhà. Nhưng suy nghĩ lại, miễn là có một sự lựa chọn tốt hơn, cha mẹ nào muốn bỏ lỡ từng phút trong quá trình trưởng thành của con mình. Tất cả chỉ vì những điều tốt nhất cho con.
Đứa trẻ 6 tuổi là mẫu mực của nhiều đứa trẻ xa cha mẹ, bị bỏ lại với ông bà. Cảm giác này chỉ những người đã làm mẹ mới có thể hiểu được. Khi con cái biết quyến luyến cha mẹ, cũng là lúc mỗi cuộc chia xa lại đầy tâm trạng.
Ảnh 163
Nhiều bậc cha mẹ đã chia sẻ kinh nghiệm tương tự. Dù là đi làm hay khởi nghiệp, đằng sau họ đều có rất nhiều nỗi buồn và sự bất lực, và con cái là động lực lớn nhất của họ.
“Khi con gái tôi 5 tuổi, tôi đi làm ở tỉnh khác. Con gái tôi trông như thế này trước khi tôi lên xe. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng con gái tôi đã khóc suốt nửa tiếng sau khi nhìn chiếc xe của tôi biến mất ” .
“Con trai tôi 10 tuổi khi tôi ra ngoài làm việc. Tôi khóc rất nhiều, con trai tôi đã an ủi tôi rất nhiều”.
“Lần đầu tiên tôi ra ngoài làm việc, con trai tôi đã chạy một đoạn đường dài phía sau. Người lái xe đã mủi lòng và chạy thật chậm, cảm giác đó không thể chịu nổi”
Đồng hành cùng con cái là quan trọng, nhưng thực tế cho thấy điều kiện kinh tế không thể thiếu để trẻ có cuộc sống tốt hơn. Nhiều đứa trẻ không hiểu lý do, mục đích của bố mẹ đi xa mà chỉ thấy bị bỏ rơi , ngăn cản không cho bố mẹ bỏ đi. Nhưng cũng có nhiều đứa trẻ giống như bé trai 6 tuổi ở trên, buồn thương nhưng đành dấu nỗi lòng vào trong.
Có thể đi cùng con và có điều kiện kinh tế, tất nhiên là trạng thái mà cả người lớn và trẻ nhỏ đều mong muốn. Nhưng khi phải để con một mình với ông bà thì ngoài việc kiếm tiền, đừng quên duy trì mối quan hệ với con. Trẻ không nói nhớ và miễn cưỡng không có nghĩa là trẻ không quan tâm. Cha mẹ không thể ở bên con mỗi ngày nhưng có thể trò chuyện thường xuyên.
Kiên nhẫn lắng nghe trẻ kể về từng điều nhỏ nhặt mà trẻ gặp phải, đồng thời giúp trẻ giải quyết những rắc rối nhỏ . Cha mẹ cũng có thể kể cho con nghe những điều thú vị mà mình gặp ở nơi làm việc. Để trẻ cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, người lớn cũng có thể hiểu được tình trạng của trẻ.
Vào những ngày quan trọng, hãy cố gắng quay về bên con.
Khi đã xa con, tốt nhất không nên lén lút bỏ đi hoặc nói dối con để một thời gian quay lại, điều này sẽ chỉ khiến con thêm buồn và mất lòng tin vào cha mẹ. Sau khi trẻ chuẩn bị tâm lý , dù có buồn và bất đắc dĩ trẻ cũng có thể nhanh chóng bình tĩnh trở lại.
Nếu có thể, hãy cố gắng không xa con cho đến khi trẻ được 3 tuổi. Mỗi năm vào ngày sinh nhật và lễ hội quan trọng của trẻ, được ở bên cạnh cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy an toàn.
Nguồn: 163