Tôi năm nay đã 60 tuổi, già lắm rồi, lưng thì còng, tóc bạc phơ, mắt thì mờ, sức khỏe không còn tốt như trước. Còn vợ tôi thì sống như một cái xác không hồn qua ngày, chỉ vì nỗi đau mất đi đứa con trai duy nhất của mình.
Cái chết của con trai như một cú sốc, biến cuộc sống của vợ chồng tôi dường như kết thúc.
Tuy nói rằng người chết ra đi là hết họ nhưng lại để lại nỗi đau đớn nhất đến người ở lại. Người ở lại là người đáng thương nhất.
Tôi từng có một gia đình hạnh phúc mà ai cũng phải ghen tị, một người vợ đảm đang và hiền lành, con trai duy nhất lại học giỏi. Trước khi về hưu, tôi là một lãnh đạo nhỏ ở đơn vị, lương tôi cao và có địa vị trong xã hội.
Vợ tôi là giáo viên trong một trường chuẩn có tiếng, cô ấy được lãnh đạo nhà trường đánh giá cao, thậm chí còn được học sinh và phụ huynh kính trọng và yêu quý.
Đứa con trai duy nhất của chúng tôi từ nhỏ đã là một đứa trẻ độc đoán, nhưng nó học rất giỏi. Nó thi trúng tuyển vào học viện quân sự theo nguyện vọng của bản thân, sau khi tốt nghiệp thì nó được phân công nhiệm vụ ở một đơn vị. Đó là niềm tự hào của vợ chồng tôi và thầy cô.
Khi đó, chỉ cần nhắc đến con trai tôi, tất cả mọi người sẽ hết lời khen ngợi, ai cũng ghen tị với vợ chồng tôi, vì có một đứa con trai ưu tú như vậy.
Hai vợ chồng tôi cũng tự hào về con trai lắm, dự định sẽ mua nhà cho con trai sớm hơn. Khi hai vợ chồng về hưu, sẽ lên sống cùng con trai, như vậy cả nhà sẽ sống hạnh phúc.
Những ngày tươi đẹp luôn khiến người ta mơ mộng vô hạn và mong chờ. Đáng tiếc ông trời lại chơi đùa nhà tôi. Bất ngờ đẩy nhà tôi rơi vào vực sâu đau thương tuyệt vọng, mất đi hạnh phúc và dũng khí để tiếp tục sống tiếp.
Con trai tôi đi làm nhiệm vụ được khoảng nửa năm thì nhận được điện thoại của lãnh đạo đơn vị nơi con trai công tác, họ báo rằng vợ chồng tôi cần phải đến đơn vị của con trai lập tức, vì trong lúc tập huấn con trai sơ ý bị ngã.
Vợ chồng tôi vội vàng bỏ dở công việc, vội vàng chạy đến nơi con công tác cách đó hơn 1000 km. Sau khi được lãnh đạo đưa đến bệnh viện, vợ chồng tôi mới biết rằng mức độ nghiêm trọng hơn so với những gì lãnh đạo đơn vị đã nói qua điện thoại.
Ngày hôm đó, con trai tôi đúng là bị gãy xương đùi vì sơ ý trong khi tập huấn. Nhưng trong lúc kiểm tra định kỳ trước khi nhập viện, bác sĩ phát hiện con trai tôi bị mắc bệnh ung thư xương, đáng tiếc là con trai tôi không quan tâm.
Như một tia sét từ trời giáng xuống, hai vợ chồng tôi sững sờ, căn bản không thể tiếp nhận chuyện này, làm sao có thể được chứ. Con trai tôi vẫn luôn khỏe mạnh, tôi chưa từng nghe nó nói chân không thoải mái. Tại sao lại ung thư xương được? Không thể nào, đây nhất định là bác sĩ đã chẩn đoán sai, con trai tôi là người khỏe mạnh, tuyệt đối không có khả năng nào ung thư cả.
Vợ chồng tôi không tin vào kết quả chẩn đoán, vì vậy chúng tôi đã yêu cầu bác sĩ kiểm tra lại. Bác sĩ không còn cách nào khác chỉ đành chấp nhận kiểm tra kỹ càng và đưa kết quả cho hai vợ chồng tôi. Khả năng chẩn đoán sai gần như là không thể. Sau một loại kiểm tra chi tiết lại, bác sĩ vẫn kết luận rằng con trai bị ung thư xương.
Quá trình điều trị lâu dài và đau đớn bắt đầu, sau nửa năm, bất kể tốn bao nhiêu tiền, bất kể dùng cách nào, bất kể ý chí sống tiếp của con trai có mạnh mẽ thế nào, bất kể vợ chồng tôi có miễn cưỡng thế nào thì đứa con trai mới 20 tuổi của vợ chồng tôi vẫn ra đi mãi mãi. Để lại hai vợ chồng tôi cô đơn.
“Người tóc bạc tiễn người tóc xanh” là một cú sốc của vợ chồng tôi. Nó là đứa con trai duy nhất quý giá nhất, sao nỡ lòng nào con trai lại ra đi, chúng tôi phải sống sao đây?
Bầu trời của vợ chồng tôi như sụp đổ hoàn toàn, hai vợ chồng tôi ủ rũ suốt ngày, lúc nào cũng chỉ biết lấy nước mắt rửa mặt, nhiều lần ngất đi vì khóc. Vợ tôi ngày nào cũng ôm bộ quân phục của con trai, bà ấy hoàn toàn mất đi lý trí và dũng khí sống tiếp.
Mặc cho chúng tôi có muốn nhưng con trai vẫn rời xa vợ chồng tôi mãi mãi, nó dừng lại ở cái tuổi 20, không bao giờ quay trở lại với chúng tôi nữa. Vợ chồng tôi cho rằng con trai ra đi một phần là do đơn vị không cẩn thận.
Giữa đơn vị công tác và gia đình chúng tôi có bất đồng lớn về kinh phí điều trị trong thời gian nằm viện. Đơn vị thì nói rằng họ chỉ chi trả phí gãy xương chân, còn phí điều trị ung thư xương thì gia đình tôi phải chịu. Nhưng chúng tôi không đồng ý, chính việc tập huấn là nguyên nhân dẫn đến ung thư xương, nên đơn vị phải chi trả toàn bộ cho chúng tôi mới phải. Không những thế họ còn phải bồi thường cho gia đình tôi nữa.
Vì không thống nhất được nên gia đình tôi đã thuê một luật sư để đệ đơn kiện lên đơn vị của con trai, nhưng cuối cùng chúng tôi đã thua kiện.
Kể từ đó, tôi hoàn toàn suy sụp, đầu tóc bạc trắng, toàn thân uể oải, không còn sức sống. Đi làm tôi cũng không có hứng thú, đến đơn vị không thèm đếm xỉa đến ai, lãnh đạo thấy thế cũng mặc kệ để cho tôi ra vào tự do cho đến khi về hưu ở tuổi 60.
Còn vợ tôi thì khốn khổ hơn tôi, sau khi xin nghỉ làm, vợ tôi ốm dài ngày, ngày ngày trốn ở nhà không gặp gỡ ai. Vợ tôi đau đớn kể từ phút giây con trai tắt thờ. Mỗi ngày bà ấy sống như một cái xác, bà ấy còn cảm thấy bản thân không muốn sống tiếp nữa, vì không còn gì để lưu luyến. Suy đi tính lại bà ấy đã mất đi đứa con trai duy nhất, bà ấy không đủ mạnh mẽ để vượt qua chuyện khủng khiếp này, đó là một cực hình, sống khổ hơn là chết.
Ngày ngày vợ chồng tôi sống trong căn nhà lạnh lẽo, tiền thì hết, con trai thì không còn, mỗi ngày phải chịu đựng đau khổ. Nhiều khi còn không thiết sống nữa. Không biết sau này chúng tôi sẽ sống ra sao.
Nhưng nhiều lúc tôi cũng tự an ủi mình phải mạnh mẽ lên. Không chỉ vợ chồng tôi mà còn cả những bậc cha mẹ đã mất đi đứa con duy nhất của mình khác.