Bài văn tả về bác hàng xóm vô cùng chân thật của học sinh tiểu học: Đọc câu cuối đố ai nhịn được cười

Quả thực chỉ có học sinh lớp 1 mới sáng tạo được những "áng văn chương" chân thật như thế này được thôi!

Mỗi khi stress, hãy thử đọc… văn lớp 1. Những câu từ ngô nghê, thật thà có gì nói nấy của những đứa trẻ vừa rời xa môi trường mầm non có thể khiến bạn bật cười sảng khoái vì quá đáng yêu và hài hước.

Như mới đây, một đoạn tập làm văn có đề bài là “Kể về một người hàng xóm mà em quý mế n” của em học sinh tiểu học dù từ khá lâu nhưng bỗng được chia sẻ lại rầm rộ vì quá hài hước. Dù yêu cầu là tả người em yêu quý, thế nhưng đọc từ đầu đến cuối thì em học sinh này chốt lại chỉ gói gọn trong hai chữ… “bình thường”. Không những thế, cậu bé này còn khẳng định, chỉ khi chán mới nghĩ tới chuyện qua thăm bác hàng xóm. Đúng là tình làng nghĩa xóm… cảm lạnh.

Em học sinh này viết: ” Người đó tên là bác Bằng. Bác Bằng làm nghề văn phòng. Gia đình em đối với gia đình bác rất bình thường. Nhà bác Bằng đối với em rất bình thường. Có khi chán quá vì không có ai chơi cùng em sang nhà bác chơi “. Quả thực chỉ có học sinh lớp 1 mới sáng tạo được những “áng văn chương” chân thật như thế này được thôi!

Cười đau ruột với bài văn tả bác hàng xóm của học sinh tiểu học: Đọc câu cuối chắc bác

Khỏi phải nói dân tình vô cùng thích thú khi xem đoạn văn có một không hai này

Cư dân mạng vô cùng thích thú khi xem đoạn văn có một không hai này. Nhiều ý kiến hài hước cho rằng, tốt nhất là phụ huynh nên giấu bài tập này đi, nếu không bác hàng xóm sẽ “cấm cửa” con từ nay về sau vì… tổn thương: ” Đọc mà cười muốn xỉu, bác hàng xóm yêu quý tả thế này này tôi cũng mới nghe lần đầu “; ” Bác Bằng tưởng được đưa vào bài văn hãnh diện lắm, ai ngờ càng đọc càng cảm lạnh “…

Trước đó, từng có một bài văn tả bác hàng xóm tên Tuấn với đầy lỗi chính tả khiến dân tình được phen cười té ghế.

Theo đó, cậu bé đã có một phần mở bài không thể không nhịn cười được nữa: “Nhà em có bác hàng xóm tên là Trịnh Minh Tuấn, lần nào em sang chơi bác cũng cho em đồ ăn. Bác năm nay cũng 40 tuổi rồi. Bác có nước gia màu nau của gia trâu. Bác hay bảo em ” ngăm ngăm da trâu nhìn lâu mới thấy đẹp”. Mắt lác to, tròn lấp lánh như hòn bi ve.. .”.

Tuy nhiên, hài hước nhất là đoạn ở cuối bài, cậu học trò nhỏ có viết: ” Bác rất chiều vợ, lúc nào cũng nấu cơm, dọn nhà cho bác gái chứ không lười như bố em, chẳng bao giờ giúp mẹ em làm việc gì” . Không ít dân mạng đã phỏng đoán rằng, xui rủi sao bố cậu bé đọc được thì sẽ “xử lý” thế nào khi con cái dám “bóc phốt” bố giữa thanh thiên bạch nhật thế kia.

Cười đau ruột với bài văn tả bác hàng xóm của học sinh tiểu học: Đọc câu cuối chắc bác

Không ít dân mạng đã phỏng đoán rằng, xui rủi sao bố cậu bé đọc được thì sẽ “xử lý” thế nào khi con cái dám “bóc phốt” bố giữa thanh thiên bạch nhật thế kia.

Hay một bài văn miêu tả con vật cũng bá đạo không kém. Theo đó một cậu bé học lớp 3 được giao đề bài: “Hãy viết một đoạn văn tả về một con vật mà em yêu thích”. Tuy nhiên cậu học trò nhỏ có vẻ đã nhầm lẫn “nhẹ” và chuyển sang tả… món ăn! Bài văn của cậu bé cụ thể như sau:

” Có rất nhiều con vật mà em thích. Nhưng em thích nhất là con chó. Không những em thích mà bố em cũng rất thích. Cứ dịp cuối tuần hoặc cuối tháng, bố em bảo mẹ em chiều nay làm tí chó đi. Vì mẹ em không có tiền nên mẹ em chỉ mua một cân. Thế là mẹ cho vào luộc hoặc nấu rượu mận. Vậy là tối hôm đó, em và bố mẹ rất thích “.

Vì bài văn lạc đề nên cô giáo sau đó đã cho 1 điểm, cùng lời phê “6/5 phụ huynh lên gặp cô”. Không biết cảm giác tác giả bài văn thế nào còn cư dân mạng thì tất nhiên như được một phen “nạp” 10 thang thuốc bổ để tinh thần sảng khoái.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/bai-van-ta-ve-bac-hang-xom-vo-cung-chan-that-cua-hoc-sinh-tieu-hoc-doc-cau-cuoi-do-ai-nhin-duoc-cuoi-d230255.html