Có những dấu hiệu tưởng chừng chỉ là các bệnh lý thường gặp của cơ thể. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu đó diễn ra với tần suất và mức độ bất thường thì rất có thể cơ thể bạn đang kêu cứu. Lắng nghe những thay đổi của cơ thể và đi thăm khám, điều trị kịp thời là rất quan trọng trong việc phòng bệnh UT. Vì vậy, khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu này đừng chủ quan.
1. Mệt mỏi kéo dài
Người bị UT sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi đến mức suy nhược mà không thuyên giảm kể cả khi nghỉ ngơi.
Nguyên nhân là do các tế bào UT tăng sinh nhanh chóng, chúng lấy đi một lượng lớn chất dinh dưỡng. Không những vậy, chúng còn tiết ra các chất gây rối loạn hoạt động của các cơ quan. Do đó khiến cơ thể luôn trong trạng thái vô cùng mệt mỏi. Ngoài ra, mệt mỏi cũng xuất phát từ việc người bệnh chán ăn, thường xuyên bị đau nhức
2. Bất thường về ăn uống, tiêu hóa
Một số bệnh UT có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như khó nuốt, thay đổi cảm giác thèm ăn hoặc đau sau khi ăn.
Nếu bạn cảm thấy khó nuốt hoặc cảm giác thức ăn bị mắc kẹt ở cổ họng kéo dài hơn hai tuần có thể là dấu hiệu của UT vòm hầu, phổi hoặc thực quản.
Các triệu chứng như khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa và đầy hơi có thể là các bệnh lý UT đường tiêu hóa. Những triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường.
3. Bất thường ở da
Một số dấu hiệu bất thường ở da có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm UT:
UT có thể gây ra những thay đổi trên da như:
– Xuất hiện các nốt ruồi hoặc vết loét không rõ nguyên nhân.
– Ngứa, bỗng nhiên nổi các nốt đỏ
– Các nốt có màu sắc không nhất quán, cả màu đen và màu nâu..
– Vết loét trên da không biến mất hoặc đã lành nhưng tái phát lại.
– Vàng da hoặc da bỗng nhiên sẫm màu
Ví dụ: các đốm trắng trong miệng có thể là dấu hiệu của UT miệng; vàng da và vàng mắt là dấu hiệu của UT gan.
4. Sưng, nổi u, hạch
Bất kỳ vùng nào trên cơ thể bị sưng, nổi cục u, nổi hạch không rõ nguyên nhân đều cảnh báo bệnh lý bất thường, thậm chí là UT. Đặc biệt là hạch nổi ở cổ, nách, vú, bẹn,…thì càng không được chủ quan.
5. Ho dai dẳng, khàn tiếng
Ho là một phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm virus, dị ứng hay khói bụi.
Tuy nhiên, triệu chứng điển của UT phổi cũng là ho. Ho khan, khàn tiếng kéo dài trên 2 – 4 tuần. Mặc dù đã sử dụng thuốc nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, thậm chí nặng hơn. Ho dai dẳng đôi khi cũng là một triệu chứng của UT tuyến giáp.
6. Sốt
Sốt là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm trùng hoặc bệnh tật, thường là một triệu chứng phổ biến của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy nhiên, sốt có thể là một dấu hiệu cảnh báo UT nếu:
– Sốt liên tục.
– Sốt xảy ra chủ yếu vào ban đêm.
– Không có dấu hiệu nhiễm trùng nào khác hoặc nhiễm trùng liên tục.
– Bị đổ mồ hôi ban đêm.
Sốt hiếm khi là triệu chứng ban đầu của UT, nó thường xuất hiện khi UT đã di căn hoặc ở giai đoạn nặng.
7. Sụt cân bất thường
Nếu chế độ ăn uống, tập luyện của bạn không thay đổi, lịch sinh hoạt và thói quen hằng ngày vẫn bình thường nhưng lại sụt cân thì đừng chủ quan.
Đó có thể do các tình trạng sức khỏe khác như cường giáp, trầm cảm hay bệnh tiêu hóa. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của UT.
Theo Hiệp hội UT Hoa Kỳ (ACS) nhiều người bị giảm từ 4,5kg trở lên trước khi được chẩn đoán UT. Sụt từ 5kg trở lên mà không rõ nguyên nhân thường xảy ra với người bị UT dạ dày, thực quản, phối…
8. Cảm giác đau
Khi khối u phát triển gây chèn ép lên mạch máu, dây thần kinh hoặc đã di căn khỏi vị trí ban đầu có thể gây đau theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy người bệnh sẽ cảm thấy đau ngay cả khi đã sử thuốc giảm đau. Ví dụ, đau lưng có thể do UT đại tràng, UT tuyến tiền liệt, UT buồng trứng hoặc UT trực tràng.