1. Bài tập hít thở giả bằng lồng ngực
Ngồi xếp bằng, hai tay đặt trên đầu gối, hít vào bằng mũi và thở ra một hơi dài.
Sau đó, không hít vào mà ấn nhẹ tay lên đầu gối, tưởng tượng xương sườn mở ra và rốn hóp vào, giữ nguyên tư thế vài giây rồi thả lỏng ra.
Thực hiện 15 lần.
Nhờ hít thở bằng lồng ngực, cơ thể có cơ hội tự điều chỉnh, giảm bớt căng thẳng, vì thế mà hệ tiêu hóa lấy lại được cân bằng, các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, ậm ạch khó tiêu sẽ dần được đẩy lùi.
2. Tư thế nửa cây cầu
Nằm ngửa, hai chân co, gót sát mông, hai bàn chân rộng bằng hông.
Nâng phần hông và lưng lên khỏi thảm. Khi đã vào tư thế, ấn rốn vào cột sống càng nhiều càng tốt và giữ nguyên trong 5 nhịp thở rồi thả lỏng ra.
Thực hiện 3 lần.
Tư thế này kích hoạt hệ tiêu hóa, làm giảm chứng ậm ạch, khó tiêu.
3. Tư thế con thuyền
Ngồi trên thảm, co đầu gối về phía ngực và nhấc chân lên khỏi mặt đất.
Bắp chân song song với mặt sàn, cánh tay duỗi thẳng.
Giữ nguyên tư thế này trong 5 nhịp thở rồi nghỉ.
Tư thế này làm săn chắc các cơ bụng, đồng thời tác động tới các cơ quan trong ổ bụng, qua đó tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.
4. Tư thế Lunge xoắn
Lunge là dạng bài tập thể lực tập trung vào phát triển nhóm cơ ở mông và đùi.
Ở tư thế nhún người, chân phải phía trước và chân trái phía sau, đặt khuỷu tay trái bên ngoài đầu gối phải.
Chắp tay cầu nguyện và dành thời gian ấn tay phải lên tay trái, để cố gắng hướng chúng vào giữa ngực, để vặn mình tối đa.
Giữ tư thế trong 5 nhịp thở rồi đổi bên.
Tư thế này gián tiếp xoa bóp các cơ quan trong ổ bụng, giúp chúng hoạt động tốt hơn, do đó giảm các rối loạn tiêu hóa thường xảy ra sau các bữa tiệc tùng.
5. Tư thế cái ghế vặn
Đứng, hai chân chụm lại, gập chân và dồn trọng lượng cơ thể về phía sau.
Đặt khuỷu tay trái ở bên ngoài đầu gối phải, đưa hai bàn tay cầu nguyện vào giữa ngực.
Giữ tư thế trong 5 nhịp thở trước khi đổi bên.
Tư thế này cũng giống như như tư thế lunge xoắn có tác dụng tới hoạt động của các cơ quan trong ổ bụng, nhờ đó giảm các chứng đầy hơi, chướng bụng.
6. Tư thế ngồi xổm
Đứng, hai chân rộng bằng hông, mũi chân hướng ra ngoài, hạ thấp xương chậu xuống sàn, chắp tay cầu nguyện.
Khuỷu tay ép vào đầu gối và ngược lại.
Giữ yên trong 5 nhịp thở trước khi thả lỏng.
Tư thế này kích hoạt các cơ quan trong ổ bụng, giảm các rối loạn tiêu hóa.
7. Tư thế nằm vặn mình
Nằm trên thảm, hai đầu gối chụm vào nhau, đưa về phía ngực và dang rộng hai tay thành hình chữ thập.
Hạ đầu gối sang bên phải và nhìn sang bên trái.
Giữ nguyên tư thế này trong 5 nhịp thở rồi đổi bên.
Tư thế này làm thư giãn các cơ và cơ quan ở vùng bụng, giảm các triệu chứng khó chịu thường xảy ra do ăn quá nhiều.
Các tư thế vặn xoắn trong yoga đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Bằng cách căng, nén, kéo giãn giúp cơ quan tiêu hóa được xoay chuyển, vận động, tăng cường nhu động ruột, kích thích hệ thống tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
Để giúp cơ thể giải độc nhanh hơn, chúng ta tập trung vào phần giữa của cơ thể và thực hiện các tư thế vặn mình để dẫn lưu tối đa và kích thích các cơ quan nội tạng. Điều cần thiết khi thực hiện các bài tập này là hít thở đều, nhằm kích thích hơn nữa hệ tiêu hóa cũng như giải tỏa căng thẳng và loại bỏ stress, những yếu tố thường gây ra cảm giác “đầy hơi” khó chịu ở vùng bụng.
Nguồn: Sức khỏe & Đời sống
https://suckhoedoisong.vn/7-bai-tap-yoga-lam-giam-kho-tieu-day-bung-169230217165438523.htm