5 câu chuyện ngắn về “tư duy trái ngược” đã thay đổi rất nhiều người

Trong cuộc sống này, nếu chỉ nhìn bề ngoài thì rất khó để đoán định được tốt - xấu, và như thế thường sẽ mắc sai lầm khi đưa ra quyết định. Đôi khi, điều tốt chưa chắc đã không xấu, và điều xấu cũng chưa hẳn sẽ không tốt.

Trong cuộc sống này, nếu chỉ nhìn bề ngoài thì rất khó để đoán định được tốt – xấu, và như thế thường sẽ mắc sai lầm khi đưa ra quyết định. Đôi khi, điều tốt chưa chắc đã không xấu, và điều xấu cũng chưa hẳn sẽ không tốt.

Khi bạn không thể nhìn thấu được một người, một sự việc xung quanh, dù bạn đã đặt vào đó rất nhiều cố gắng. Thay vì bỏ cuộc, tại sao bạn không thử nhìn nhận con người, sự việc đó ở một góc độ khác khi bạn đã có đủ sự bình tĩnh cần thiết.

“Tư duy trái ngược” là một thuật ngữ không mới, nhưng lại có khá ít người biết tới và áp dụng vào thực tiễn. Bạn có thể sử dụng tư duy trái ngược để suy nghĩ nhiều hơn và nhìn nhận vấn đề ở một góc độ khác, và bạn thường sẽ có được những thành quả bất ngờ. Và dưới đây là 5 câu chuyện ngắn về “tư duy trái ngược” đã giúp thay đổi suy nghĩ của rất nhiều người.

Câu chuyện 1: Một người đàn ông vào máy ATM rút tiền trong đêm, đang rút được nửa chừng thì máy bị hỏng, ngân hàng đã trừ đủ số tiền anh ta muốn rút, nhưng hiện tại anh ta lại không nhận được số tiền tương ứng.

Người đàn ông này ngay lập tức liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng này, bộ phận chăm sóc khách hàng cho biết sẽ ghi nhận tình hình nhưng phải đến ngày mai máy mới sửa được.

Sau khi người đàn ông cúp máy, anh ta đột nhiên nảy ra một ý tưởng và sử dụng một chiếc điện thoại công cộng gần đó để gọi lại dịch vụ khách hàng.

Lần này, anh ta nói anh ta đến để rút tiền, nhưng máy ATM lại trả dư số tiền mà anh ta muốn rút.

Sau 5 phút, nhân viên bảo trì của ngân hàng đến và sửa máy ngay, chứ không phải đợi đến ngày mai nữa.

Bài học được rút ra ở đây là: Dù trong bất kỳ một mối quan hệ nào, thật khó để yêu cầu sự giúp đỡ khi vấn đề chỉ là của bạn. Để thu hút sự chú ý của đối phương, thái độ chân thành không phải là chìa khóa, mấu chốt là bạn phải tìm cách liên kết vấn đề của bạn với vấn đề của người đó. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi hầu hết mọi người đều sẽ không ngồi yên nếu sự việc đó có liên quan đến lợi ích cá nhân của họ.

Câu chuyện 2: Một ngày, tôi phát hiện ra chiếc đồng hồ bỏ túi mà cha tôi rất yêu quý đã bị mất. Thế là tôi lục tung các hộp, tủ để tìm nhưng không thấy, điều này khiến tôi cảm thấy rất bực mình.

Người con trai của tôi thấy vậy liền nói tôi khoan tìm kiếm và im lặng, thay vào đó, nó sẽ giúp tôi tìm thấy chiếc đồng hồ. Mặc dù không hiểu con trai có ý gì, nhưng tôi vẫn làm theo. Và quả nhiên, chỉ một lúc sau, con trai tôi đã tìm ra chiếc đồng hồ cho tôi.

“Làm thế nào mà con tìm thấy nó?” Tôi bối rối hỏi.

Người con trai nói: “Con chỉ ngồi yên và nghe tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ thôi bố ạ.”

Thật vậy, khi gặp sự cố, cảm xúc không nên xuất hiện nhất chính là lo lắng. Bạn càng lo lắng, bạn sẽ càng bối rối, và một khi không giữ được sự bình tĩnh, bạn rất dễ khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, cách giải quyết tốt nhất chính là kiểm soát cảm xúc của bản thân trước tiên, sau đó rồi mới làm gì thì làm.

Câu chuyện 3: Có ba người trên khinh khí cầu, một nhà môi trường học, một nhà nông nghiệp học và một nhà khoa học. Trước khi khởi hành, khinh khí cầu bỗng gặp sự cố kỹ thuật, nên phương án được đưa ra là phải bỏ lại 1 trong 3 người thì mới có thể cất cánh.

Bàn bạc hồi lâu cũng không biết nên để ai ở lại. Đúng lúc này, một đứa trẻ bỗng lên tiếng: “Hãy để lại người nặng nhất!”

Khi đứng trước một vấn đề, suy nghĩ là điều tốt, nhưng suy nghĩ quá lâu lại chưa chắc đã tốt, ngược lại, còn khiến mất thời gian. Trong một số trường hợp, nếu bạn suy nghĩ quá toàn diện, vấn đề sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Giải pháp hợp lý nhất đôi khi chỉ là suy nghĩ ít đi, đơn giản hóa vấn đề lại.

Câu chuyện 4: Một ao cá mới mở có biển báo: “Phí câu cá là 100.000 đồng. Nếu không câu được con cá nào, sẽ thưởng một con gà”.

Nhiều người đến đây câu khi ra về đều cầm trên tay một con gà. Tôi cũng không ngoại lệ. Một lúc sau, ao cá đóng cửa, ông chú canh cửa nói: “Ông chủ là người nuôi gà chuyên nghiệp, cá ao này không có nhiều”.

Có thể thấy, người chủ ao cá đã thu hút người đến câu bằng cách đưa ra giải thưởng cực kỳ hấp dẫn. Bằng cách này, số người đến câu cá rất đông, nhưng không phải ai cũng chịu “không câu được con cá nào” để được thưởng gà.

Câu chuyện 5: Vào lớp, cô giáo hỏi: “Nếu em thấy không đủ củi đun khi đun nước thì phải làm thế nào?”

Các bạn trong lớp nhiệt tình phát biểu, có người nói đi mượn củi, có người nói đi mua.

Lúc này, cô giáo mới nói: “Sao các em không đổ bớt đi một ít nước?”

Các học sinh ngay lập tức hiểu ra vấn đề.

“Đổ đi một ít nước” là một trong những chân lý tuyệt vời của cuộc sống. Dù là đối phó với mọi người hay mọi việc, mọi thứ đều không thể suôn sẻ và sẽ luôn có lúc bạn gặp khó khăn. Tại thời điểm này, người ta phải học cách sẵn sàng, và chỉ khi có sự sẵn lòng thì người ta mới có thể đạt được thành công như mong đợi.

Qua 5 câu chuyện trên, chúng ta dường như hiểu ra được một chân lý chung rằng khi một điều gì đó xảy ra, đôi khi chúng ta hãy nhìn việc đó theo một góc độ khác. Hay, chính là suy nghĩ ngược lại hướng vấn đề đang xảy ra, khi đó bạn sẽ nhận ra mọi việc không phức tạp như ban đầu bạn vốn nghĩ.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/5-cau-chuyen-ngan-ve-tu-duy-trai-nguoc-da-thay-doi-rat-nhieu-nguoi-d150994.html