3 đặc điểm của những người có “tâm dâm dục” rất nặng, đừng nên thân thiết

Trên đời này, những người mang chính tín và chính niệm trong tâm đều tin rằng “tà dâm” là tội ác lớn nhất. Đó là lý do mà người xưa thường nói “bách thiện hiếu vi tiên, vạn ác dâm vi thủ”.

Đây cũng là một trong những giới luật quan trọng nhất của các môn tu luyện chính pháp. Ví dụ trong Phật giáo, dù là cư sĩ tại gia hay tăng nhân xuất gia, nếu vi phạm giới luật này thì đều không thể tha thứ, phải gánh chịu những báo ứng nghiêm trọng.

Trong kinh Phật cũng ghi chép rằng: “trừ dâm tức thị tịnh tính thân”, diệt trừ tà dâm tức là tịnh hóa tâm tính và thân thể. Người xưa cũng thường nói rằng: trên đầu chữ “sắc” có một lưỡi dao. Việc xác định xem một người có tâm dâm dục nặng hay không có thể phán đoán qua một số dấu hiệu sau đây:

1. Dễ cáu gắt, hay nổi giận

Trong tư tưởng Phật gia, mắt ưa mỹ sắc và thích hành dâm đồng dạng với ngọn lửa dục. Chính vì sự nghiêm trọng này mà nhiều người có đạo hạnh đã đặt tên cho những thứ như sắc dục, hình tướng và tên gọi của những thứ sắc dục này được gọi là “dục hỏa”.

Trong cuộc sống hằng ngày, người ta cũng thường nói là “dục hỏa phần thân”, nghĩa là nếu dục vọng của một người quá nặng, giống như có một loại lửa sẽ thiêu đốt chính mình. Nóng giận và cáu kỉnh có thể dễ dàng kích hoạt “tâm dâm dục” của một người. Vì vậy, những người dâm dục nặng sẽ có nghiệp lực lớn hơn và đặc biệt là dễ nổi giận.

Khi một người hễ động tí là nổi giận thì không chỉ làm tổn thương những người xung quanh, làm những việc hao tổn phúc khí, mà sức khỏe bản thân cũng dễ bị tổn hại.

thamsac 1 182054
Vì vậy, một người tu thân dưỡng tính và đạo đức cao thượng, khi nhận ra bản thân mình có tâm dâm dục sẽ cố gắng tránh xa nó như cách họ tránh xa khỏi hố lửa. Nếu không thì chẳng khác nào tự mình nhảy vào hố lửa, tự mình gây ra những thiệt hại không thể cứu vãn.

2. Phóng túng d ục v ọng

Trong kinh Phật cũng có nói đến: Nếu tâm dâm dục không trừ bỏ được thì không siêu xuất khỏi cõi hồng trần, cho dù có sáng suốt thiền định đến đâu thì cuối cùng cũng sẽ lạc sang ma đạo.

Từ đây có thể thấy rằng hậu quả của “tâm dâm dục” đối với con người là rất nghiêm trọng. Tất nhiên, mọi người đều có những ham muốn riêng của mình, nhưng cần phải biết kiểm soát và không nên tự do phóng túng quá mức. Khi một người đầy lòng tham dục và không biết cách tiết chế, họ sẽ rơi vào vực thẳm dục vọng mà khó lòng tự giải thoát.

Vạn ác dâm vi thủ”, một khi con người vượt quá ranh giới đạo đức, họ đang đẩy nhanh việc tổn hao phúc báo vốn có của mình. Hành động này tương đương với tự làm hại tương lai của bản thân.

Vì vậy, kết quả của việc phóng túng dục vọng bản thân thường khiến người ta bước vào con đường không thể quay đầu, đồng thời đánh mất tự do và tương lai tươi đẹp của bản thân. Quá nhiều ham muốn sẽ dần dần nuốt chửng tâm hồn thiện lương của con người, đến khi tỉnh ngộ thì thường là đã quá muộn rồi.

Do đó, những người có nhiều dục vọng phải quyết tâm giới cấm, trừ bỏ nó, để tự nhiên tránh xa “ d âm d ục”, giảm bớt những quả ác thì phúc báo sẽ tự đến.

Những người có gia đình rồi nên nghiêm túc, chung thủy với vợ của chồng của mình. Không nên ngoại tình, không nên phóng túng, đứng núi này trông núi nọ… kẻo hậu quả không chỉ là gia đình tan vỡ mà còn chịu quả báo nặng nề.

3. Xem thường sinh mệnh của kẻ khác

Có những người coi nhẹ sinh mệnh, thường xuyên làm tổn thương đến những sinh linh khác, thậm chí gi. ết hại chúng. Mỗi sinh mệnh đều rất trân quý, nếu không biết trân quý những sinh mệnh khác thì chỉ tạo nghiệp nặng và tội lỗi lớn cho chính mình.

Người xưa luôn rất coi trọng sinh mệnh, dù ngư dân đánh cá hay là đồ tể gi. ết thịt gia súc thì cũng là để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người, ý thức rằng chúng là những sinh mạng duy trì cuộc sống của họ.

Mặc dù có những người không thực hiện những hành vi đó một cách trực tiếp, nhưng để thỏa mãn cơn thèm ăn và dục vọng của mình, họ lại ra lệnh cho người khác làm, điều này cũng đã gieo cho mình một nghiệp ác rất lớn, một ngày nào đó sẽ phải chịu quả báo.

Theo Phật giáo.org, có bài viết: “Sắc dục – chướng ngại đường đạo”. Cụ thể, trong bài viết có rất nhiều đoạn nói về chủ đề này:

Nếu quý vị còn có tham dục thì quý vị chưa tách rời chính mình ra khỏi ma sự. Nếu quý vị không còn tham dục, thế là quý vị đã cùng chư Phật chung phần.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Nếu biết giữ giới không sát sinh, không trộm cắp và chủ yếu là không tà dâm. Khi không tà dâm thì bảo bối nơi thân mình không biết tiêu hao mất.

Nếu mình có thể trì giới không tà dâm, thì tự nhiên sẽ có xá lợi quang minh sáng lạng, kiên cố hơn kim cương. 

Thân thể ai không nhiễm ô thì người ấy là Phật; thân thể ai nhiễm ô thì người ấy là chúng sanh. Nhiễm ô là gì? Nói vắn tắt thì “nhiễm ô” tức là nhìn không thông, xả không được, giờ giờ phút phút luôn sanh khởi vọng tưởng.

“Chuyên nhất thì linh.

Phân tán thì bị ngăn ngại.”

Chuyên nhất về việc gì? Tức là chuyên nhất đoạn dục vọng, trừ tham ái. Nếu không đoạn dục vọng, trừ tham ái thì có xuất gia tu Ðạo đến tám vạn đại kiếp đi nữa cũng vẫn không thành công. Vì vậy, việc này rất là trọng yếu.

Dâm dục là nguồn gốc của sanh tử. Nếu không đoạn dâm dục thì muốn sanh lên trời cũng không được, huống hồ là muốn chứng Ðạo Bồ-đề vô thượng? Vì vậy, nếu muốn tu phép Thiền-định Tam-ma-đề, muốn vượt khỏi biển sanh tử khổ đau, thì trước hết phải vượt qua cửa ải này.

Ăn thịt thì dục niệm sẽ nhiều, vọng tưởng cũng nhiều, rất khó nhập định. Không ăn thịt thì dục vọng mới nhẹ, lòng sẽ biết đủ, cũng sẽ bớt vọng tưởng. Ðó là do khí huyết mình nhẹ nhàng, không hỗn trược.

Ăn uống giúp tăng dục vọng. Dục vọng giúp thêm vô minh.

Ái dục chính là sinh tử. Sinh tử chính là lòng ái dục. Ái dục là gốc của sinh tử. Nếu không trừ bỏ lòng ái dục vô minh thì rốt ráo không thể nào thoát khỏi biển ái sinh tử.

Nếu quý vị còn thích đẹp đẻ, xinh xắn, mỹ quan thì hẳn thói quen (ham sắc) chưa trừ.

Tinh lực dồi dào thì không cảm thấy lạnh. Khí lực sung túc thì không cảm thấy đói. Thần lực đầy đủ thì không cảm thấy mệt. Tinh, khí, thần là ba báu vật. 

Nếu mình không hao tán tinh khí thần thì có hay không có ăn uống không thành vấn đề nữa. Chính bởi vì mình ngày ngày cứ xoay chuyển trong cảnh giới hữu lậu nên mới cần phải ăn uống.

Làm sao dứt hết ý tưởng dâm dục được?

Trước hết là không nên ăn những thứ giàu chất dinh dưỡng, bởi lý do bản thân người tu không thiếu chất dinh dưỡng, cho nên không cần thâu nhập thêm dinh dưỡng nữa.

Ăn nhiều, lòng dục nhiều; chất bổ dưỡng nhiều, tức sanh những ý niệm dâm dục.

Muốn không có ý dâm thì phải tiết chế vấn đề ẩm thực, không ham ăn ngon, không ham ăn nhiều, phải luyện tập sao đủ duy trì sanh mạng là được rồi, đó là bí quyết của người tu.

Nếu không, chúng ta mang các món ngon gồm sơn hào hải vị để cúng cho cái đền thờ ngũ tạng, thì đây quả là cái họa dẫn tới phá giới về dâm dục.

Trước khi nhập diệt, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy rằng: “Hiện nay ta còn ở tại thế gian thì bè lũ Ma-vương không dám xuất hiện. Song le, lúc Phật Pháp đang ở vào giai đoạn tàn lụn – Thời Mạt Pháp, thì sẽ có nhiều loại ma dân ấy hiện ra đông đảo ở thế gian, mở rộng sự tham dâm.”

“Thời Mạt Pháp” chính là thời đại của chúng ta hiện nay. Vào thời điểm này, loại ma-dân ấy rất đông đúc và chúng đi khắp nơi nói chuyện dâm dục. Bất luận nam hay nữ, kẻ nào cũng ưa thích dâm dục và đồng thời cũng muốn thành Phật, muốn được khai ngộ.

Quý vị, bất luận là nam hay nữ, nếu tâm dâm dục quá lớn mạnh, sung mãn, thì quý vị có thể ngày ngày chí thành khẩn thiết xưng tụng Chú Đại Bi, lâu dần dâm tâm sẽ bị tiêu diệt, tà tri tà kiến cũng bị trừ khử!

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/3-dac-diem-cua-nhung-nguoi-co-tam-dam-duc-rat-nang-dung-nen-than-thiet-d35161.html