Mô phỏng UT bàng quang (Ảnh: Cleveland Clinic)
Theo Tổ quốc, theo trang thông tin của Bệnh viện K, UT bàng quang là bệnh UT đứng thứ 9 trong số các loại UT trên thế giới. Tỷ lệ mắc UT bàng quang ở nam giới cao gấp 3 lần nữ giới. Đây cũng là căn bệnh đặc trưng bởi tỷ lệ tái phát cao.
Khoảng 70% trường hợp mắc mới UT bàng quang được phát hiện khi khối u chưa xâm lấn lớp cơ bàng quang (hay còn gọi là UT bàng quang nông), 30% còn lại khối u xâm lấn xuống lớp cơ. Khối u có thể tái phát tại chỗ hoặc tái phát ở vị trí khác với giai đoạn ban đầu hoặc tiến triển hơn. Tỷ lệ tái phát của khối u không xâm lấn cơ là 60%-70% và khoảng ⅓ số đó tiến triển đến giai đoạn cao hơn.
UT bàng quang có triệu chứng ban đầu rất mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tiết niệu thông thường. Theo Herbert Ruckle, Trưởng Khoa Tiết niệu, Trường Y, Đại học Loma Linda (Mỹ), cho biết mỗi người nên cảnh giác với các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến UT bàng quang và biết cách hành động phù hợp.
Theo đó, vị chuyên gia nhấn mạnh 2 dấu hiệu phổ biến của UT bàng quang, đó là có m.áu trong nước tiểu (hay còn gọi là tiểu ra m.áu) và những thay đổi trong thói quen tiểu tiện.
Tiểu ra m.áu
Nếu thấy m.áu trong nước tiểu, bạn cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, ngay cả khi triệu chứng này chỉ xuất hiện 1 lần rồi biến mất. Bác sĩ Ruckle cho biết tiểu ra m.áu có thể không xuất hiện thường xuyên mà có thể xảy ra một lần rồi biến mất trong nhiều tháng trước khi quay trở lại.
Bác sĩ Ruckle nói: “Các bệnh nhân được chẩn đoán UT bàng quang nói với tôi rằng họ không để ý tới triệu chứng tiểu ra máu vì dấu hiệu đó thường biến mất ngay sau đó. Họ cũng không cảm thấy đau đớn gì”.
“Tuy nhiên, bỏ qua triệu chứng này có thể trì hoãn việc chẩn đoán, phát hiện sớm UT bàng quang.”
Bác sĩ Ruckle cho biết chẩn đoán sớm là rất quan trọng. Nếu phát hiện trước khi UT lan rộng, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.
Thay đổi trong thói quen tiểu tiện
Dấu hiệu phổ biến thứ hai của UT bàng quang liên quan đến những thay đổi trong thói quen hoặc cảm giác đi tiểu. Các triệu chứng có thể bao gồm:
– Khó tiểu, tiểu đau, tiểu rát
– Đi tiểu với tần suất nhiều hơn bình thường trong khi lượng nước tiêu thụ không tăng lên
– Tiểu gấp
Bác sĩ Ruckle cho biết không giống như triệu chứng tiểu ra máu, các thay đổi trong thói quen tiểu tiện thường kéo dài dai dẳng.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên, bác sĩ Ruckle khuyên rằng bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân chính của UT bàng quang
Bác sĩ Ruckle nói rằng hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển UT bàng quang. Do đó, tốt hơn hết mọi người nên bỏ thói quen hút thuốc.
Theo TS Mark Tyson, chuyên gia tiết niệu người Mỹ: “Khoảng 50% trường hợp UT bàng quang là do hút thuốc lá gây ra. Các hóa chất có trong khói thuốc lá được bài tiết vào bàng quang và được giữ lại trong bàng quang trước khi chúng bị thải ra ngoài. Các chất độc này có thể gây tổn thương niêm mạc bàng quang và gây UT”.
Ngoài thuốc lá, TS Tyson cho biết một số các yếu tố khác có thể tăng nguy cơ mắc UT bàng quang đó là việc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại, trong đó có thuốc trừ sâu.